Tốc độ tăng trưởng kinh tế: thường được phản ánh thông qua chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Khi nền kinh tế ở trạng thái ổn định và tăng trưởng sẽ mở ra cơ hội đầu tư mới, đòi hỏi DN phải tìm kiếm nguồn vốn thích hợp cho dự án mới. Do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến việc sử dụng nợ vay cho hoạt động đầu tư mới. Tăng trưởng kinh tế sẽ có ảnh hưởng thuận chiều đến cơ cấu nguồn vốn của
Tỷ lệ lạm phát: được phản ánh chủ yếu thông qua chỉ tiêu chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Tỷ lệ lạm phát ở mức cao cho thấy sự bất ổn về tình hình kinh tế – xã hội của một quốc Điều này cũng làm cho việc cấp tín dụng càng trở nên rủi ro cao hơn đối với chủ nợ. Bởi vậy, chủ nợ sẽ hạn chế cấp tín dụng cho DN khi tình trạng lạm phát ở mức cao. Như vậy, tỷ lệ lạm phát thường có quan hệ tỷ lệ nghịch với mức độ sử dụng nợ vay trong DN.
Tình hình chính trị và chính sách của nhà nước: Tình hình chính trị và chính sách của nhà nước là những biến số vĩ mô tác động lớn tới sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các DN nói riêng. Chính trị ổn định và chính sách nhà nước có độ ổn định, có thể dự báo được là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các DN yên tâm huy động vốn cho việc đầu tư, kinh
Mức độ mở cửa và hội nhập của nền kinh tế: Nếu nền kinh tế hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, các DN sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn, có thể làm sụt giảm tỷ suất lợi nhuận hoặc tăng tính biến động của dòng tiền, và đối mặt với nguy cơ phá sản nếu hoạt động kém hiệu quả. Do đó, nếu nền kinh tế càng mở thì các công ty sẽ có xu hướng vay nợ ít hơn để hạn chế bớt rủi
Triển vọng phát triển của thị trường vốn: phản ánh khả năng phát triển của thị trường vốn mà đặc biệt là thị trường chứng khoán và thường được đo lường bằng chỉ số Vnindex. Sự phát triển của thị trường vốn mà đặc biệt là thị trường chứng khoán sẽ cung cấp kênh huy động vốn cho DN một cách đa dạng hơn. Nguồn tài trợ trung và dài hạn của DN sẽ được đáp ứng thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ngày càng được phổ biến bởi khả năng huy động nguồn vốn với khối lượng lớn và không phải chịu gánh nặng nợ như trái phiếu trong bối cảnh kinh tế suy thoái.
Lãi suất thị trường: phản ánh mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi đối với một khoản vay cụ thể. Lãi suất thị trường phụ thuộc vào thời điểm và thời hạn vay. Lãi suất thị trường có thể tác động đến chi phí sử dụng vốn qua đó ảnh hưởng đến quyết định tài trợ vốn của DN. Lãi suất thị trường ổn định và ở mức thấp sẽ khuyến khích DN vay vốn để thực hiện đầu tư làm gia tăng sử dụng nợ vay. Khi lãi suất tăng hoặc ở mức cao, hiệu quả hoạt động của DN khó có thể bù đắp chi phí nợ vay, vì vậy các DN giảm mong muốn sử dụng nợ vay để tài trợ cho các khoản đầu tư mới của mình.
Bên cạnh các nhân tố nêu trên, cơ cấu nguồn vốn DN còn chịu tác động bởi các nhân tố khác như: tấm lá chắn thuế phi nợ, rủi ro tài chính, chi phí kiệt quệ tài chính, chu kỳ phát triển của DN, chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước…
Để lại một bình luận