Jesse Livermore là người có những chuỗi thành công và cả thất bại lớn trên thị trường kinh doanh chứng khoán.
Một số nguyên tắc giao dịch chứng khoán thành công của ông:
Đừng tự hỏi lý do tại sao những điều đang xảy ra, chỉ quan sát những gì đang xảy ra. Những lý do tại sao cuối cùng sẽ được tiết lộ cho bạn, lúc đó quá muộn để kiếm tiền! Chuyển động sẽ kết thúc.
Tìm hiểu từ những sai lầm của bạn, phân tích chúng. Bí quyết là không để lặp lại sai lầm của bạn, theo Livermore điều đó có nghĩa là đầu tiên bạn đã phải hiểu chúng – tìm hiểu điều gì đã sai trong giao dịch và không lặp lại sai lầm lần nữa.
Dùng càng nhiều các yếu tố có lợi cho bạn càng tốt. Livermore đã thành công khi dùng tất cả các yếu tố ông thích, và ông kết luận người nào càng nghĩ được nhiều yếu tố người ấy sẽ càng thành công.
Không có bất cứ người giao dịch lúc nào cũng tham gia thị trường. Nhiều lúc bạn nên đứng ngoài thị trường, cầm tiền, kiên nhẫn chờ đợi một giao dịch lý tưởng.
Xác định xu thế của thị trường. Livermore ngụ ý đây là điều quan trọng nhất. Ông không dùng thuật ngữ “con bò” hay “con gấu” vì những lý do cụ thể: ông cảm thấy những thuật ngữ này bắt nguồn từ những suy nghĩ: thị trường đang trong xu thế tăng hoặc xu thế giảm. Sau đó, nó tạo cho người giao dịch quan niệm rằng dự đoán được xu hướng giao dịch hoặc xu hướng của thị trường – một sai lầm nguy hiểm và chết người khi làm như vậy.
Đừng cố gắng dự đoán thị trường sẽ như thế nào sau đó – đơn giản hãy xem những gì mà thị trường đang nói – thể hiện với bạn. Kinh nghiệm cho tôi thấy rằng số tiền thực sự kiếm được từ việc đầu cơ vào cổ phiếu hoặc hàng hoá cho lợi nhuận ngay từ đầu.
Kiếm lời thì khó nhưng thua lỗ rất dễ. Những nhà đầu cơ nên tự bảo vệ mình khỏi những thua lỗ lớn bằng những thua lỗ nhỏ đầu tiên. Từ đó, anh ta bảo toàn tài khoản để giao dịch lúc khác, khi mà anh ta có ý tưởng tốt, anh ta đang ở một vị thế sẽ mở một vị thế khác, mua số lượng cổ phiếu tương tự đang nắm giữ khi anh ta sai.
Miễn là cổ phiếu diễn biến đúng, và thị trường đúng, đừng vội chốt lời. Bạn biết mình đúng, bởi vì nếu sai bạn chẳng có chút lợi nhuận nào. Hãy để nó đi và đi cùng với nó. Lợi nhuận có thể tăng nhiều, miễn là diễn biến thị trường không cho bạn một lý do nào để lo lắng, thực hiện quan điểm của mình và duy trì nó.
Đừng quan tâm quá nhiều cổ phiếu cùng một lúc. Hãy nhớ rằng thật nguy hiểm khi bắt đầu mở rộng toàn thị trường. Dễ dàng hơn rất nhiều khi theo dõi ít cổ phiếu hơn. Tôi đã mắc sai lầm đó cách đây vài năm và phải mất tiền.
Một nhà đầu cơ phải luôn học 3 điều:
1/ Xác định thời điểm thị trường: khi vào và khi nào ra khỏi thị trường – khi nào giữ, khi nào vứt cổ phiếu, theo bạn của Livermore và chủ sòng bài Palm Beach Ed Bradley đã từng nói.
2/ Quản lý tiền – đừng để mất tiền – đừng để mất cổ phần, đồ vật của mình. Một nhà đầu cơ không có tiền như chủ cửa hàng không có hàng tồn kho. Tiền là hàng tồn kho, cuộc sống, người bạn tốt nhất của người đầu cơ – không có nó bạn không thể kinh doanh. Đừng để mất nó!
3/ Kiểm soát cảm xúc – trước khi bạn có thể tham gia thị trường thành công bạn phải có chiến lược rõ ràng, súc tích và bám lấy nó. Mỗi nhà đầu cơ phải lập một kế hoạch giao dịch thông minh, tuỳ chỉnh để phù hợp với cảm xúc của anh ta, trước khi đầu cơ trong thị trường chứng khoán. Điều quan trọng nhất một nhà đầu cơ phải kiểm soát là cảm xúc của anh ta. Nhớ rằng, thị trường chứng khoán không vận động bởi lý do, lý luận học, hoặc thuần tuý kinh tế, nhưng bản chất của con người không bao giờ thay đổi. Nó thay đổi như thế nào? Nó là bản chất của chúng ta.
Bạn không thể nói đánh giá của mình là đúng cho đến khi bạn bỏ tiền vào cuộc chơi. Nếu bạn không bỏ tiền vào thị trường, bạn không thể kiểm tra được đánh giá của mình, bởi vì bạn không bao giờ thử nghiệm được cảm xúc. Và tôi tin rằng nó là cảm xúc, không có lý do tạo nên xu hướng của thị trường, tương tự như những điều quan trọng nhất trong cuộc sống: tình yêu, hôn nhân, trẻ em, chiến tranh, tình dục, tội phạm, niềm đam mê, tôn giáo. Hiếm khi tìm được lý do thúc đẩy con người.
Ở đây không nói những thứ như doanh thu, lợi nhuận, tình hình thế giới, chính trị và công nghệ không góp phần vào giá sau cùng của cổ phiếu. Những yếu tố này sau cùng cũng ảnh hưởng , chỉ số chung của thị trường và các cổ phiếu riêng lẻ sẽ phản ánh chúng, nhưng cảm xúc luôn tạo ra các thái cực.
Thị trường vận động theo chu kì. Tôi tin vào chu kì, chu kì cuộc sống và chu kì thị trường. Chúng thường thái quá, và hiếm khi cân bằng. Chu kì đến như một loạt sóng đại dương, thuỷ triều lên khi mọi thứ đều tốt, khi điều kiện không tốt nữa, thuỷ triều hạ thấp. Những chu kì này đến không ngờ, thất thường, và phải dự đoán với sự ôn hoà, tự tin và kiên nhẫn – tốt hay xấu. Thị trường chứng khoán là nghiên cứu chu kì, khi nó thay đổi chiều hướng nó vẫn trong xu hướng mới cho đến khi động lực yếu – một cơ thể chuyển động có khuynh hướng vẫn chuyển động – đừng đi ngược xu hướng – đừng chống lại thị trường. Các nhà đầu cơ giỏi biết cách kiếm tiền dù trong bất cứ hoàn cảnh thị trường, nếu nhà đầu cơ sẵn sàng tham gia cả hai chiều của thị trường, như tôi đã làm.
Để lại một bình luận