Mua bán đối lưu có thể được coi là một phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế, nó cũng là một dạng thức thâm nhập thị trường đặc thù. Buôn bán đối lưu thường được sử dụng trong các giao dịch mua bán với chính phủ của các nước đang phát triển. Hàng hóa và dịch vụ được dùng để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ khác trong trường hợp việc thanh toán bằng các phương thức truyền thống khó khăn, tốn kém,hoặc không thực hiện được. Có nhiều hình thức buôn bán đối lưu:
Ví dụ: Caterpillar xuất khẩu máy xúc sang Venezuela. Đổi lại, chính phủ Venezuela trả cho Caterpillar 350.000 tấn quặng sắt. Thỉnh thoảng các nước Trung Đông cũng trả tiền hàng nhập khẩu bằng dầu thô, ví dụ như khi Ả Rập Saudi mua máy bay phản lực của Hoa Kỳ. Phương thức này còn được gọi là mua bán hai chiều hoặc mua bán đối ứng, nguyên tắc hoạt động của nó là “ Tôi sẽ mua hàng hóa của anh nếu anh mua hàng của tôi”. Ngoài người mua và người bán, trong mua bán đối lưu còn có sự tham gia của nhà môi giới. Các giao dịch nhiều bên cũng có thể phải mất nhiều năm mới hoàn thành. Như bạn có thể thấy, các giao dịch mua bán đối lưu ngày càng có xu hướng phức tạp hơn nhiều so với phương thức tiền đổi hàng truyền thống.
Động lực của mua bán đối lưu
Rất nhiều công ty đa quốc gia đã tiến hành mua bán đối lưu từ những năm 1960, không chỉ các công ty ở những nước đang phát triển – những nước thường xuyên thiếu ngoại tệ mạnh mà cả các công ty ở những nước công nghiệp phát triển. Rất khó thống kê chính xác phạm vi của mua bán đối lưu, một số nhà nghiên cứu ước đoán nó chiếm khoảng hơn 1/3 doanh số mua bán của thế giới.
Mua bán đối lưu cũng rất phổ biến trong các dự án mua bán lớn của chính phủ. Ví dụ, chính phủ liên bang Áo đã phải mua hàng hoá trị giá hơn 25 triệu đ ôla Áo bằng phương thức mua bán đối lưu. Ở Hàn Quốc, mua bán đối lưu chiếm hơn một triệu USD trong chi tiêu cho quốc phòng và viễn thông của chính phủ. Ở châu Á, Indonesia đi tiên phong trong việc sử dụng buôn bán đối lưu cho các chương trình chi tiêu công cộng qui mô lớn. Các nước Đông Âu và Nga đã có thời giao dịch thông qua nghiệp vụ hàng đổi hàng và mua bán đối lưu.
Mua bán đối lưu ra đời để khắc phục hai vấn đề cơ bản. Thứ nhất đó là tình trạng thiếu tiền tệ mạnh thường xuyên xảy ra ở các nước đang phát triển. Thứ hai là các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển thiếu các chuyên gia marketing có đủ trình độ và sự am hiểu về thị trường các quốc gia phương Tây. Mua bán đối lưu giúp các doanh nghiệp này tiếp cận những thị trường mà họ không thể tiếp cận được, đồng thời tạo thêm nguồn tiền tệ mạnh cho đất nước.
Các loại hình trong mua bán đối lưu
Có bốn loại mua bán đối lưu chủ yếu: hàng đổi hàng, nhiệp vụ bù trừ, nhiệp vụ mua đối lưu và nghiệp vụ mua lại.
Những rủi ro trong mua bán đối lưu
Mua bán đối lưu tiềm ẩn nhiều rủi ro:
Tác dụng của mua bán đối lưu
Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp đều không muốn buôn bán đối lưu nhưng có năm nguyên nhân khiến họ phải cân nhắc phương thức mua bán này.
Để lại một bình luận