Thứ nhất, kiến nghị với Trung ương
– Đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành hướng dẫn về QLNS theo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước đã quy định về quản lý NSNN theo kết quả thực hiện nhiệm vụ và giao Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn việc quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Tài chính chưa ban hành văn bản hướng dẫn nên khó khăn cho địa phương trong triển khai thực hiện.
Vì vậy, đề nghị Bộ Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn để làm cơ sở triển khai thực hiện quản lý chi NSĐP theo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm tham mưu cho Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Bộ GD&ĐT được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng i) Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL trong lĩnh vực giáo dục đào tạo; ii) văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định định của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Thứ hai, kiến nghị đối với HĐND tỉnh Thanh Hóa
Để nâng cao hiệu quả quản lý chi NSĐP cho GDCL cần tăng cường vai trò giám sát của HĐND đối với chi NSĐP nói chung, chi NSĐP cho GDCL nói riêng.
Thứ ba, kiến nghị đối với UBND tỉnh Thanh Hóa:
– Chỉ đạo ngành giáo dục tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển ngành trong trung hạn và trong năm dự toán, trong đó, xác định các mục tiêu ưu tiên, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu. Đồng thời, xác định các nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai thiện trong tương quan với khả năng nguồn lực NSĐP trong trung hạn và trong năm dự toán.
– Quyết liệt chỉ đạo rà soát lại tình hình sử dụng biên chế, lao động ở các đơn vị ngành giáo dục. Trên cơ sở đó, thực hiện điều chỉnh, sắp xếp lại biên chế, lao động ở các đơn vị ngành giáo dục cho phù hợp với nhiệm vụ được giao. Để thực hiện được việc này, cần xây dựng được kế hoạch đào tạo lại để sử dụng các lao động trong biên chế thuộc diện dôi dư khi thực hiện điều chỉnh.
Để lại một bình luận