Để phát triển TTTT Việt Nam, cần phải giải quyết các nguyên nhân gây ra các điểm hạn chế, cản trở sự phát triển của thị trường. Theo đó, đưa ra các nhóm giải pháp nhằm (i) từng bước phát triển thị trường tiền tệ và(ii) tăng cường khả năng quản lý nhà nước của NHNN đối với thị trường. Phần định hướng giải pháp cũng được đưa ra thành hai nhóm định hướng, được cụ thể hóa trong bảng dưới đây:
Hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ hoạt động của thị trường tiền tệ
– Kiện toàn các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý hoạt động gia nhập và rút lui khỏi thị trường.
– Kiện toàn các văn bản quy phạm pháp luật quy định về giám sát, quản lý các giao dịch trên thị trường, bao gồm:
+ Các văn bản quản lý, giám sát, hướng dẫn các giao dịch thương phiếu.
+ Các văn bản quản lý, giám sát, hướng dẫn các giao dịch chấp phiếu ngân
hàng.
+ Các văn bản quản lý, giám sát, hướng dẫn các giao dịch trái phiếu doanh
nghiệp/trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh.
+ Các văn bản quản lý, giám sát, hướng dẫn các giao dịch phái sinh (ngoài các giao dịch quyền chọn về lãi suất và mua bán ngoại tệ).
+ Mở rộng áp dụng các công cụ (Trái phiếu TCTD, CCTG, kỳ phiếu thương mại…) để tạo điều kiện cho các công cụ hiện có trên thị trường được giao dịch tái cấp vốn (Repo GTCG ngoài TPCP).
– Tiến tới áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng, trong đó chú trọng việc xây dựng bộ Hợp đồng Khung giao dịch Liên Ngân hàng và Hợp đồng Khung giao dịch Repo để áp dụng toàn thị trường tiến tới thị trường minh bạch, rõ ràng và phát triển.
+ Xây dựng và ban hành hướng dẫn cụ thể để đánh giá mức độ tín nhiệm đối với từng TCTD của NHTW
– Xây dựng Quy tắc ứng xử trên thị trường bao gồm:
+ Các chuẩn mực đạo đức: nguyên tắc bảo mật; tin đồn, thông tin sai lệch và các hành vi lừa đảo, gian dối…
+ Các nguyên tắc giao dịch: quote giá; nơi thực hiện giao dịch; ngày giá trị; giờ giao dịch; giao dịch sau giờ làm việc/giao dịch ngoài trụ sở.
– Ban hành các quy định xử lý vi phạm của các thành viên, các hành vi cung cấp thông tin sai lệch, thao túng giá, gian dối trên thị trường.
– Ban hành quy định về điều kiện để xét duyệt và phê chuẩn danh sách các nhà tự doanh (primary dealers) trên thị trường đối với thị trường trái phiếu/tín phiếu Chính phủ
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ cho việc phát triển thị trường tiền tệ
Cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại là nhân tố cốt lõi cho sự phát triển và cạnh tranh của hệ thống ngân hàng hiện đại. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin hiện đại và kết nối thành một mạng thống nhất cho tất cả các giao dịch của TTTT sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các thành viên thị trường và đảm bảo thực hiện vai trò giám sát và quản lý của NHTW. Các giải pháp cần thực hiện như sau:
– Xây dựng hệ thống ứng dụng theo dõi kịp thời toàn bộ diễn biến trên thị trường,hỗ trợ công tác thu thập xử lý thông tin, số liệu thị trường của NHNN như hệ thống báo cáo tổng hợp giao dịch, lãi suất….
– Kết nối mạng cho hệ thống ngân hàng lưu ký, hệ thống lưu ký GTCG.
– Hoàn thiện hệ thống thông tin hợp điều hành chính sách giữa NHNN và Bộ Tài chính trong điều hành thị trường GTGC.
– Xây dựng hệ thống thông tin về phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.
– Nâng cấp hệ thống thanh toán hiện hành để tăng tính hiệu quả và độ tin cậy. Hệ thống thanh toán phái xử lý được khối lượng giao dịch lớn và nhanh chóng. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của TTTT, cũng như nhu cầu thanh toán thông qua hệ thống điện tử ngày càng tăng buộc phải quan tâm đến việc nâng cấp thường xuyên hệ thống giao dịch điện tử liên ngân hàng. Việc chấp nhận chữ ký điện tử sắp tới sẽ càng làm tăng nhu cầu giao dịch điện tử lên nhiều lần.
– Xây dựng hệ thống giao dịch tập trung/ hệ thống thông tin tập trung giữa các thị trường bộ phận của thị trường LNH đảm bảo đáp ứng nhu cầu thu thập, phân tích và công bố các chỉ số cơ bản của thị trường để công chúng và các định chế tài chính tham khảo, làm cơ sở để định giá và tìm kiếm đối tác trên thị trường.
– Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý của NHNN (MIS) theo Dự án Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng (FSMIMS) và triển khai đồng bộ các dự án bổ trợ liên quan.
– Xây dựng Trung tâm dữ liệu trung ương có tính mở cao của NHNN; đổi mới cơ cấu tổ chức, quy trình hóa toàn bộ hoạt động của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin ngành ngân hàng; hướng tới cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến.
– Duy trì hoạt động, tận dụng công suất và chuẩn bị điều kiện để nâng cấp, mở rộng hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia theo hướng hiện đại an toàn, hiệu quả và hiện đại ngang tầm trình độ phát triển của thế giới; Xây dựng Trung tâm thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ; Kết nối hoạt động hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán tiền giao dịch trái phiếu chính phủ với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN để thực hiện quyết toán trái phiếu chính phủ tại NHNN; Kết nối hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng với hệ thống Kho bạc Nhà nước và thực hiện việc thanh toán tập trung tài khoản Kho bạc Nhà nước tại NHNN.
– Từng bước xây dựng, áp dụng và kiểm tra việc tuân thủ các chuẩn mực công nghệ thông tin trong hệ thống ngân hàng.
– Các TCTD tập trung nguồn vốn đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ của bản thân, bảo đảm tính đồng bộ, tương thích với các chuẩn mực công nghệ chung, khả năng tích hợp với các hệ thống công nghệ của ngành.
Để lại một bình luận