Hiện nay vẫn có sự thiếu rành mạch giữa TTX và PTBV. Xét về trình tự thời gian PTBV xuất hiện trước, TTX xuất hiện sau. Điều đó được thể hiện trong khái niệm PTBV được đưa ra bởi Ủy ban Brundland trong báo cáo Hội nghị thế giới về Môi trường và Phát triển [36]; trong khi đó khái niệm TTX được đưa ra lần đầu bởi OECD vào năm 2011. Xét về mục tiêu, TTX và PTBV có mục tiêu giống nhau như PTBV và xóa đói giảm nghèo [61]. TTX và PTBV có cùng mục tiêu là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nên đôi khi TTX và PTBV được xem là như nhau. Mục tiêu của TTX và PTBV có thể tương tự nhau, nhưng cũng có một vài điểm khác biệt. Để thấy rõ mối quan hệ giữa TTX và PTBV, thực hiện so sánh chương trình khung PTBV (Hình 1.1) và chương trình khung TTX (Hình 1.2); sau đó tích hợp khung khái niệm TTX và PTBV (Hình 1.3).
Hình 1.3 cho thấy về đo lường khái niệm cũng như quan điểm định hướng chính sách thì PTBV rộng lớn hơn. Theo Hình 1.3, vùng (1) PTBV như theo đuổi phúc lợi ở hiện tại và trong tương lai (bao gồm vốn con người, xã hội, kinh tế); vùng (2) một phần TTX trùng với PTBV, nhưng cũng tập trung cụ thể vào các vấn đề nhất định mà không hướng sang những vấn đề khác. Vùng (3), cho thấy rằng TTX có thể được xem như là một phần của PTBV.
PTBV hướng đến việc xác định “trạng thái quốc gia”, PTBV có cái nhìn tổng quan các chính sách thông qua phân loại chủ đề. PTBV có sự tập trung vào phát triển dài hạn thông qua khía cạnh dự trữ vốn. TTX có phạm vi hẹp hơn, tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa môi trường và kinh tế. TTX chủ yếu xem xét các đòn bẩy chính sách ngắn hạn và các cơ hội kinh tế từ nền kinh tế TTX. TTX tập trung vào thời kỳ ngắn hạn hơn (5-20 năm) khi áp lực về môi trường thấp hơn tăng trưởng, còn PTBV tập trung vào thời kỳ dài hạn hơn khi áp lực môi trường cao hơn. Tóm lại, TTX có thể được xem như một phần của PTBV. Có 3 khía cạnh trọng tâm mà TTX hướng tới bao gồm:
Điểm khác biệt lớn nhất là TTX không bao gồm các lĩnh vực sau của PTBV:
Để lại một bình luận