Giữa Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán có mối quan hệ mật thiết. Để lập bảng cân đối kế toán cần phải lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản. Từ bảng cân đối kế toán có thể xác định số dư đầu kỳ của các tài khoản. Cụ thể:
Thứ nhất, vào đầu kỳ kế toán căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán kỳ trước để ghi số dư đầu kỳ của các tài khoản.
Thứ hai, trong kỳ kế toán ghi trực tiếp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản kế toán trên cơ sở các chứng từ và dựa trên các mối quan hệ cân đối vốn có giữa các đối tượng kế toán.
Thứ ba, vào cuối kỳ kế toán, căn cứ trên số dư tài khoản cuối kỳ các tài khoản để lập Bảng cân đối kế toán.
Khi cần, có thể lập bảng cân đối tài khoản hay còn gọi là bảng cân đối số phát sinh trước khi lập bảng cân đối kế toán theo mẫu dưới đây:
Khi lập bảng cân đối tài khoản cần lưu ý các mối quan hệ sau đây:
Cần lưu ý rằng hai đại lượng A và C không nhất thiết phải bằng giá trị của tổng tài sản vào đầu kỳ và cuối kỳ của doanh nghiệp.
Nguyên tắc chung lập Bảng cân đối kế toán
Để lập Bảng cân đối kế toán cần phải thực theo theo 3 nguyên tắc sau:
(1) Số dư bên Nợ các tài khoản (tài khoản loịa 1 và 2 trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất) phản ánh vào bên TÀI SẢN của Bảng cân đối kế toán.
(2) Số dư bên Có các tài khoản (tài khoản loại 3 và loại 4) phản ánh vào bên NGUỒN VỐN của Bảng cân đối kế toán.
(3) Không được bù trừ số dư các tài khoản hỗn hợp khi lập Bảng cân đối kế toán (được bù trừ khi lập Bảng cân đối tài khoản)
Tuy nhiên, cần phải biết có ba trường hợp đặc biệt sau đây để xử lý khi lấy số dư của các tài khoản thuộc nhóm tài khoản điều chỉnh và tài khoản hỗn hợp hay còn gọi là tài khoản thanh toán:
(1) SD bên Có của các tài khoản sau đây được phản ánh bên Tài sản của Bảng cân đối kế toán, nhưng ghi đỏ hay ghi trong ngoặc đơn: TK 214, TK 129, TK 159, TK 229.
(2) Số dư của các Tài khoản sau đây luôn được phản ánh bên Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán, nếu SD bên Có ghi bình thường, nếu SD bên Nợ phải ghi đỏ: TK 421, TK 412, TK 413.
(3) Đối với các Tài khoản sau đây không được bù trừ số dư bên Nợ và bên Có, phải tách riêng SD bên Nợ để phản ánh vào bên Tài sản của Bảng cân đối kế toán, SD bên Có để phản ánh bên Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán: TK 131, TK 331.
Để lại một bình luận