□ Về sở hữu đối với Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán:
Trung tâm Giao dịch chứng khoán của Việt Nam thuộc sở hữu của Nhà nước. Điều này hoàn toàn phù hợp bới điều kiện thực tế; đồng thời, đây cũng không phải là quy định cá biệt đối với thị trường chứng khoán trên thế giới. Tuỳ thuộc lịch sử phát triển thị trường và đặc điểm cụ thể của từng quốc gia mà Sở Giao dịch hoặc Trung Tâm Giao dịch có thể thuộc về những hình thức sở hữu cổ phần và hình thức sở hữu nhà nước. Đối với Việt Nam, một quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, việc quy định Trung Tâm Giao dịch chứng khoán thuộc về sở hữu nhà nước vừa phản ánh nét chung cuả các nước cùng có thay đổi trong quản lý kinh tế, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Với hình thức sở hữu này Chính phủ có khả năng ngăn ngừa những lộn xộn, không công bằng khi hình thức sở hữu thành viên chưa được bảo vệ bằng một hệ thống pháp luật, đầy đủ và rõ ràng. Mặt khác, bản thân thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời là kết quả hộ trợ tích cực từ Chính phủ và đặc điểm về sở hữu đã thể hiện điều đó.
□ Về mô hình tổ chức thị trường chứng khoán tập trung:
Trung tâm Giao dịch chứng khoán là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, có tư cách pháp nhân. Việc lựa chọn mô hình trung tâm trong giai đoạn đầu, với quy mô nhỏ và vừa được coi là biện pháp rút ngắn thời gian chuẩn bị thị trường, đòi hỏi đá ứng yêu cầu bức xúc về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; mặt khác nó cũng mang tính “thử nghiệm” trước khi hình thành mô hình Sở Giao dịch hoàn chỉnh. Mặc dù với quy mô khiêm tốn, nhưng quan điểm của Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện để phát triển thị trường đúng hướng, không được phép đổ vỡ.
Khi trung tâm giao dịch phát triển, mô hình này sẽ được chuyển sang Sở Giao dịch chứng khoán. Chứng khoán được giao dịch tại Sở Giao dịch thường là chứng khoán của các nhà phát hành có quy mô lớn, đã qua thử thách thị trường, vì vậy, thực tế giá của các chứng khoán tại đây cao hơn nhiều so với chứng khoán tại các bộ phận thị trường khác.
Về nhiệm vụ và chức năng hoạt động, mặc dù có hình thức tồn tại trong từng giai đoạn là khác nhau, nhưng thị trường tập trung được tổ chức dưới mô hình Trung tâm Giao dịch của Việt Nam, về cơ bản không khác với Sở giao dịch chứng khoán các quốc gia: có Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các bộ phận chức năng, Sở Giao dịch thuộc sở hữu thành viên hoặc sở hữu cổ phần ở các nước còn có thêm Đại hội cổ đông hoặc Đại hội thành viên.
Mặc dù đang tồn tại thực tế dưới hình thức Trung tâm Giao dịch chứng khoán, nhưng ngay tại thời điểm này, mô hình tổ chức cũng như Hội đồng quản trị Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam đã được Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11-7-1998 quy định. Hội đồng quản trị Sở giao dịch gồm 9 thành viên đại diện cho Chính phủ, cho các công ty chứng khoán. về số lượng thành viên có thể là khác nhau nhưng thành phần Hội đồng quản trị theo quy định cung tương đồng với Sở Giao dịch các nước như Sở Giao dịch Niu oóc, Sở giao dịch Tokyô, Hàn Quốc, Hồng Kông.. Nhiệm vụ quan trọng và chủ yếu của Hội đồng quản trị là giải quyết những vấn đề liên quan đến chứng khoán niêm yết, thành viên thị trường thông qua việc tuân thủ pháp luật, hoặc quy định giao dịch tại Sở, hoặc thông qua công tác kiểm tra, giám sát. Các bộ phận của Trung tâm Giao dịch chứng khoán cũng đầy đủ như Sở giao dịch nhưng ở mức độ đơn giản hơn.
□ về cơ chế điều chỉnh thành viên thị trường:
Nghị định 48 quy định thành viên thị trường tập trung là các công ty chứng khoán được Uỷ ban chứng khoán cấp giấy phép hoạt động môi giới và tự doanh, được Trung tâm Giao dịch chứng khoán chấp nhận. Với quy định này trước hết có thể thấy rằng, thể chế thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ cho phép thành viên là các pháp nhân, đối tượng là cá nhân không được tham gia với tư cách thành viên thị trường. Nếu xét về sự đa dạng của một số thị trường (mà điển hình là thị trường Hoa Kỳ – thị trường cho phép sự tham gia của các cá nhân) thì thành viên thị trường tập trung của chúng ta hạn hẹp hơn rất nhiều. Điều này có thể được lý giải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: trình độ của các cá nhân, ý thức xã hội, yêu cầu an toàn cho thị trường, trách nhiệm của thành viên đối với thị trường và đối với khách hàng …
Ở Việt Nam, thị trường còn mới, số loại chứng khoán được niêm yết còn
khiêm tốn nên công ty chứng khoán chỉ cần đăng ký với Trung tâm giao dịch chứng khoán và được chấp nhận là thành viên. Các công ty chứng khoán cũng được quy định về quyền và nghĩa vụ tại thị trường như thực hiện hoạt động kinh doanh tại thị trường, sử dụng hệ thống giao dịch và các dịch vụ khác do thị trường cung cấp. trên cơ sở tuân thủ các quy định báo cáo tài chính và tình hình hoạt động, nộp các khoản phí cho thị trường.
□ Về hoạt động thị trường:
Cũng như bất kỳ thị trường chứng khoán tập trung nào khác, Trung tâm giao dịch chứng khoán của Việt Nam thực hiện các hoạt động liên quan đến giao dịch chứng khoán. Nhiệm vụ mang tính đặc trưng của bất kỳ một thị trường chứng khoán tập trung nào là phải thực hiện hoạt động niêm yết, giao dịch và đăng ký chứng khoán. Chính nội dung này giúp cho bất kỳ người quan tâm nào cũng phân biệt thị trường tập trung với các loại thị trường khác. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không nằm ngoài đặc trưng đó và nó đã được pháp luật quy định cụ thể.
Về niêm yết, chúng ta cho phép phát hành và niêm yết giao dịch chứng khoán. Trong giai đoạn đầu việc “gộp” hai nội dung trên thành một hoạt động nhiêm yết tại Việt Nam là cần thiết và phù hợp, bởi lẽ thị trường ban đầu còn ở quy mô nhỏ, sơ khai, số lượng chứng khoán được giao dịch còn khiêm tốn nên chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được diễn biến thị trường; mặt khác, quy định như vậy cũng tạo điều kiện cho nhà phát hành giảm bớt thủ tục, chi phí về thời gian và tiền bạc. Để niêm yết được chứng khoán, các doanh nghiệp cần phải có đủ điều kiện, trong đó điều kiện về bản sao giấy phép phát hành, kết quả chào chứng khoán, bản cáo bạch được coi là những điều kiện quan trọng. Để niêm yết chứng khoán cho tổ chức phát hành Trung tâm (Sở) phải tiến hành các hoạt động cần thiết bảo đảm quyền cho nhà niêm yết cũng như quyền của nhà đầu tư: loại chứng khoán, giá niêm yết … trong những trường hợp nhất định, chứng khoán cũng có thể bị huỷ bỏ niêm yết. Nếu như niêm yết chứng khoán là đặc trưng của thị trường tập trung, thì công bố thông tin là bộ mặt của thị trường đó, là yêu cầu bắt buộc. Công bố thông tin là việc Trung tâm giao dịch (Sở) công bố các thông tin về hoạt động giao dịch chứng khoán. Công bố thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu của các chủ thể liên quan và mục đích quan trọng là nhằm đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư thiểu số.
Để lại một bình luận