Lý thuyết TOT động
Theo Myers (1984), doanh nghiệp có thể xác định CTV mục tiêu nhưng thay đổi theo từng thời kỳ, do tác động của môi trường vi mô và vĩ mô, doanh nghiệp không thể ngay lập tức hay nhanh chóng đạt đến CTV mục tiêu mà cần phải một quá trình điều chỉnh dần. Do đó, trong ngắn hạn, CTV của doanh nghiệp dao động quanh mức CTV mục tiêu đó và có xu hướng đạt đến mức hoặc khoảng mục tiêu trong dài hạn.
cho thấy, bên dưới điểm V1, mức sử dụng nợ rất thấp nên chi phí kiệt quệ tài chính khá thấp, khả năng phá sản chưa cao. Tuy nhiên, từ điểm V1 đến V* , khi đó doanh nghiệp tăng dần mức sử dụng nợ, chi phí kiệt quệ tài chính bắt đầu tăng lên và loại trừ dần lợi ích của thuế từ nợ vay nhưng không loại trừ hoàn toàn lợi ích từ thuế. Do vậy, giá trị doanh nghiệp tiếp tục tăng nhưng tỷ lệ tăng giảm dần cùng với việc gia tăng sử dụng nợ. Khi đạt đến mức sử dụng nợ tại điểm V*, chi phí kiệt quệ tài chính cân bằng với lợi ích của thuế từ lãi vay. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tiếp tục tăng mức sử dụng vượt qua điểm điểm V*, chi phí kiệt quệ tài chính sẽ dần
vượt lợi ích của thuế từ lãi vay, do đó, từ điểm này trở đi, việc tăng nợ vay sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp.
Như vậy, theo lý thuyết TOT động, tại mỗi thời điểm hoặc thời kỳ nhất định, doanh nghiệp thiết lập CTV mục tiêu là một mức (V*) hoặc một khoảng (từ điểm V1 đến V*) và việc lựa chọn CTV quanh mức mục tiêu đó. Nếu tỷ lệ nợ vay thấp hơn mục tiêu thì doanh nghiệp tăng vốn bằng cách phát hành thêm nợ. Ngược lại, nếu tỷ lệ nợ vay cao hơn mục tiêu thì vốn cổ phần sẽ được sử dụng. Đây là cơ sở để quyết định CTV đúng đắn nhằm tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, rủi ro tài chính và tăng giá trị doanh nghiệp. Mặt khác, theo lý thuyết này, CTV mục tiêu khác nhau tại các thời kỳ do sự biến động của các yếu tố vi mô, vĩ mô trong nền kinh tế cũng như sự khác biệt về CTV mục tiêu giữa các quốc gia do môi trường thể chế, hệ thống tài chính, mức thuế suất và luật phá sản.
Để lại một bình luận