Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những tỉnh có nhiều cảng biển nhất trong cả nước, nhưng lại không có cảng chuyên dụng cho tàu du lịch, theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch thì hàng năm có khoảng 4 đến 5 lượt tàu du lịch cỡ lớn của các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc cặp biển Bà Rịa – Vũng Tàu, tuy nhiên vẫn phải sử dụng tạm cảng công nghiệp, gây ra những bất lợi cho du khách về vấn đề vệ sinh môi trường, các hoạt động dịch vụ tại chỗ như ăn uống, nghỉ ngơi, mua sắm tại các khu cảng biển. Ví dụ như ở Thái Lan không có cảng biển ở Thủ đô Băng Cốc nhưng Thái Lan đã xây dựng hệ thống cảng du lịch chuyên dụng cách Thủ đô khoảng 150 km, ở đây có các hoạt động dịch vụ tương đối hoàn hảo như ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, chăm sóc sức khỏe, mua sắm…rất thuận tiện cho khách du lịch khi đến Thái Lan.
Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều đảo, trong đó huyện Côn Đảo cách TP Vũng Tàu khoảng 19 hải lý đây là một trong những huyện đảo lớn trong cả nước. Tuy nhiên dịch vụ vận tải bằng đường biển ra huyện Côn Đảo thì còn rất yếu kém, hiện nay số dân của huyện là trên 6 ngàn người (chưa kể lực lượng quân đội đồn trú), nhu cầu đi lại, học tập, công tác, chăm sóc sức khỏe, trao đổi hàng hóa với đất liền là rất lớn và là nhu cầu thiết yếu của nhân dân trên đảo, bên cạnh là nhu cầu tham quan học tập của học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh đi và đến với Côn Đảo cũng không nhỏ, hơn nữa hàng năm có hàng chục ngàn khách du lịch đến với Côn Đảo để thăm quan di tích lịch sử đặc biệt, nghiên cứu biển, đảo, nghiên cứu khu bảo tồn sinh vật biển, đảo và du lịch tắm biển, (năm 2013 là 90 ngàn du khách, trong đó có 19 ngàn khách quốc tế) đây là điều kiện có một không hai để ngành dịch vụ du lịch và dịch vụ vận tải phát triển. Song hiện tại mới chỉ có 02 con tàu chuyên dụng là Côn Đảo 9 và Côn Đảo 10 đã cũ, là phương tiện đường biển duy nhất đến Côn Đảo. Do điều kiện xa bờ và điều kiện thời tiết nên lịch tàu thường không ổn định, tàu chỉ hoạt động trong điều kiện thời tiết tốt, do vậy mỗi năm có hàng trăm chuyến du lịch, tham quan Côn Đảo bị hủy bỏ kể cả các chuyến đi tham quan, học tập, nghiên cứu thực tế của học sinh, sinh viên.
Là tỉnh có tiềm năng và lợi thế to lớn để phát triển du lịch, vì vậy mối tương quan giữa phát triển dịch vụ du lịch với dịch vụ cảng, dịch vụ logistics cũng cần được xem xét, tính toán khoa học, đầy đủ bởi vì cảng và dịch vụ cảng, dịch vụ logistics tác động mạnh đến ô nhiễm môi trường; Do vậy Bà Rịa – Vũng Tàu cần có các phương án cụ thể như khả năng xử lý sự cố liên quan đến tàu (sự cố tràn dầu, trộm cắp, hỏa hoạn, khí thải…), bên cạnh đó là các phương án xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp v.v… vẫn còn nhiều bất cập. Với chiều dài hơn 3.260 km đường biển, có 39 cụm cảng, cảng biển được quy hoạch nhưng thực tế bến khách chuyên dùng cho khách du lịch quốc tế đếm trên đầu ngón tay với hạ tầng rất nghèo nàn, chung bến với hàng hóa, container; chưa có một cảng tàu du lịch chuyên dụng có quy mô khu vực. Theo số liệu của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch thì lượng khách quốc tế đến với Việt Nam bằng tàu biển rất thấp, năm 2013 là 193,3 nghìn lượt (chiếm 2,5%). Như vậy dịch vụ vận tải biển, nói chung và dịch vụ cảng biển của tỉnh trong những năm qua còn gặp nhiều khó khăn, nên giá trị từ lĩnh vực này đóng góp vào cơ cấu GDP của tỉnh vẫn còn rất khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của nó, ví dụ như tốc độ tăng trưởng của dịch vụ cảng trong 5 năm qua chỉ đạt được 63% so với chỉ tiêu đặt ra, có năm tốc độ tăng trưởng âm (-) cụ thể ở bảng sau:
Từ bảng thống kê trên cho thấy từ năm 2009 đến 2013 doanh thu từ vận tải đường thủy của tỉnh chỉ chiếm chưa tới 10% trong tổng doanh thu từ vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đây là một con số hết sức khiêm tốn của dịch vụ vận tải nói chung và dịch vụ vận tải đường thủy nói riêng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Để lại một bình luận