Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện bởi Mutwiri [38] với mục đích kiểm định mối quan hệ giữa cơ cấu nguồn vốn đến hiệu quả hoạt động DN của các DN niêm yết ngành năng lượng Kenya. Nghiên cứu được thực hiện đối với đối tượng là tất cả các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Nairobi thuộc ngành năng lượng tính đến ngày 31/12/2014 trong giai đoạn 10 năm kể từ năm 2004. Nghiên cứu sử dụng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) làm biến đại diện cho hiệu quả hoạt động của DN. Để phân tích tác động của cơ cấu nguồn vốn đến hiệu quả hoạt động, nghiên cứu sử dụng các biến độc lập bao gồm: Hệ số nợ vay; Khả năng thanh toán và Quy mô DN.
Mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:
ROEit = b0+ b1*DEBTit + b2*LIQit + b3* SIZEit + Sit
Trong đó:
Bảng thống kê mô tả được thể hiện dưới Bảng 1.5 dưới đây:
Bảng 1.5 cho thấy bình quân ROE từ 150 quan sát giai đoạn nghiên cứu là 23,27% với độ lệch chuẩn là 9,34%, giá trị Min là 0,08%, giá trị Max là 0,42%, trung vị là 0,2%. Hệ số nợ (DEBT) bình quân là 84,7% với độ lệch chuẩn là 4,67%, giá trị Min là 72%, giá trị Max là 92%, giá trị trung vị là 20%. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (LIQ) bình quân là 24,40% với độ lệch chuẩn là 11,67%, giá trị Min là 12%, giá trị Max là 58%, trung vị là 46%. Quy mô DN (SIZE) bình quân là 0,2203 với độ lệch chuẩn là 10,86%, giá trị Min là 20%, giá trị Max là 54%, trung vị là 53%.
Mô hình hồi quy có dạng như sau:
ROE= 1,960+0,344DEBT-0,025LIQ+0,05SIZE+0,420
Theo kết quả của mô hình từ Bảng 1.6, hệ số nợ vay (DEBT) và quy mô DN (SIZE) có mối quan hệ thuận chiều đối với hiệu quả hoạt động của DN trong khi đó hệ số khả năng thanh toán (LIQ) có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động của DN. Từ kết quả của mô hình, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi nếu hệ số nợ vay tăng 1 đơn vị thì hiệu quả hoạt động sẽ tăng 0,344 đơn vị; nếu hệ số thanh toán tức thời tăng 1 đơn vị sẽ làm cho hiệu quả hoạt động giảm 0,025 đơn vị; nếu quy mô DN tăng 1 đơn vị sẽ làm cho hiệu quả hoạt động tăng 0,05 đơn vị.
Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố nghiên cứu bao gồm: Hệ số nợ vay (DEBT); hệ số thanh toán tức thời (LIQ) và quy mô DN (SIZE) có sự ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DN (ROE) tuy nhiên mức độ ảnh hưởng có sự khác nhau về mức độ. Trong đó, hệ số nợ vay và quy mô DN có ảnh hưởng thuận chiều, hệ số khả năng thanh toán tức thời có anrh hưởng nghịch chiều. Kết quả nghiên cứu có sự phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm về quyết định của cơ cấu nguồn vốn đến hiệu quả hoạt động DN.
Nghiên cứu chỉ ra rằng quyết định cơ cấu nguồn vốn có sự ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các DN năng lượng Kenya niêm yết trên thị trường chứng khoán Nairobi. Nghiên cứu phù hợp với công trình nghiên cứu của Muema (2013) khi cho rằng quyết định cơ cấu nguồn vốn mang tính hữu ích đối với DN và được ví như công cụ không chỉ thúc đẩy hiệu quả hoạt động DN mà còn giúp DN điều chỉnh lại tính hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn của DN mình. Nghiên cứu cũng kết luận rằng quyết định về cơ cấu nguồn vốn là quyết định mang tính nhạy cảm cao do vậy các DN cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, cẩn thận khi lựa chọn mẫu nghiên cứu với việc lựa chọn mẫu nghiên cứu đủ lớn để đảm bảo tính chính xác cao.
Để lại một bình luận