Thành công của Thâm Quyến được đánh giá là thành công của “cơ chế, chính sách” của nhà nước cho phát triển địa phương. Để xây dựng Thâm Quyến, chính phủ Trung quốc chỉ “cho thể chế, không cho tiền”. Nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng của đặc khu Thâm Quyến- chính là đất đai- “Kho vàng ở dưới chân ta”. Để thu hút, huy động vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến với Thâm Quyến, chính quyền Thâm Quyến chủ động tạo các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp với chính sách “Tam Thông, nhất bình” (Thông điện, thông nước , giao thông và mặt bằng sạch” hay “Năm thông, một bằng”-Thông thủ tục, thông điện, thông nước, thông tin liên lạc, giao thông và mặt bằng sạch
Thẩm Quyến tạo ra sự kết nối hài hòa về lợi ích giữa các doanh nghiệp KHCN, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và ngân hàng (cùng chia sẻ, cùng hưởng lợi cùng chịu rủi ro), giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, thành phố cũng tăng cường phân cấp, phân công trách nhiệm cho các cấp cơ sở để đủ thẩm quyến thực thi chính sách, nhất là chính sách đất đai, đền bù, tái định cư.
Đối với doanh nghiệp, thành phố áp dụng chính sách giá đất thô cho các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN ở mức thấp, thời gian thuê đất dài (50-70 năm) để giảm chi phí đầu tư cũng như phí thuê CSHT. Miễn tiền thuê đất xây dựng nhà ở cho công nhân của các KCN hoặc các doanh nghiệp phát triển công nghiệp xây nhà cho công nhân ở
Chính phủ Trung Quốc cho phép Shenzhen (Thành phố Thẩm Quyến) có thẩm quyền về kinh tế tương đương với cấp tỉnh và được áp dụng các chính sách ưu đãi đặc biệt về: thuế, tài chính, đất đai, nhà cửa, phát triển ngành nghề, phân phối nguyên liệu, phát triển văn hóa, giáo dục đồng thời chính phủ trung ương cũng ưu tiên tập trung lượng vốn đáng kể của nhà nước đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng như: giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin, hệ thống nhà xưởng, văn phòng cho thuê cho doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài.
Để lại một bình luận