Năm 1997, khi thị trường tài chính Thái Lan mất kiểm soát, một số thể chế tài chính phá sản và người dân không còn tin vào khả năng giữ tỷ giá hối đoái cố định của chính phủ, giới đầu cơ bắt đầu tấn công đồng Baht khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra, giá chứng khoán sụt giảm, thị trường chứng khoán sụt giảm, nền kinh tế gặp khó khăn.
Trước tình hình này để cứu thị trường chứng khoán, vực dậy nền kinh tế, Thái Lan đã tự vạch ra các chính sách nhằm tái xây dựng lại nền kinh tế và thị trường tài chính. Các chính sách gồm:
– Đẩy mạnh giáo dục và tiếp cận công nghệ: nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Thái Lan trong thời kỳ toàn cầu hoá.
– Hiện đại hoá các doanh nghiệp nhà nước, tăng mức độ tham dự của khu vực tư nhân trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công, nhằm cải thiện kết cấu hạ tầng, đặc biệt là dịch vụ thông tin;tăng cường sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô, thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.
– Hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là bộ phận doanh nghiệp củ yếu tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhằm hỗ trợ tăng trưởng cân đối, ổn định và có chất lượng;
– Để cho các ngân hàng kinh doanh thua lỗ phá sản;
– Mở rộng thị trường cho cổ phiếu ngân hàng;
– Củng cố những tổ chức tài chính chủ chốt nhằm xây dựng hệ thống tài chính mở và cạnh tranh hơn;
– Đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu chính phủ và thành lập cơ quan quản lý nợ chính phủ và tăng cường việc giám sát các ngân hàng, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm, siết chặt kỉ luật thị trường.
Với những chính sách này, Thái Lan đã vực dậy được nền kinh tế, thị trường tài chính, thu hút các đầu tư trong nước, nước ngoài vào thị trường chứng khoán, tăng nguồn vốn cho nền kinh tế. Thái Lan đã chứng minh được các chính sách trên là hoàn toàn hợp lí bằng sự phát triển chậm mà chắc của nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán trong những năm gần đây.
Để lại một bình luận