Sau khi bong bóng kinh tế vỡ đầu những năm 1990, kinh tế Nhật Bản chuyển sang thời kỳ trì trệ kéo dài. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân hàng năm của giai đoạn 1991-2000 chỉ là 0,5%, thấp hơn rất nhiều so với các thời kỳ trước. Thị trường tài chính đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng ngay sau khi bong bóng kinh tế và bong bóng giá tài sản vỡ.
Nhằm vực dậy nền kinh tế, chính phủ Nhật đã đưa ra hàng loạt chính sách cải tổ: cắt giảm chi tiêu và vay nợ của chính phủ nhằm hạn chế tối đa gánh nặng ngân sách, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng với mức đầu tư lớn được hoãn lại, nguồn vốn tập trung hỗ trợ cho các thành phần kinh tế đang gặp khó khăn; chính phủ chấp nhận xoá bỏ các khoản nợ xấu để lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng và các tập đoàn lớn và trao quyền cho chính phủ địa phương để tăng cường sự linh hoạt.
Chính phủ bãi bỏ nhiều quy định về kinh doanh để khuyến khích các nhà đầu tư cũ quay trở lại, đồng thời thu hút đầu tư mới. Các thủ tục thành lập doanh nghiệp cũng được đơn giản hoá. Sau thời gian khá dài, chính phủ Nhật mới đưa được các chính sách trên vào thực tiễn và phát huy tác dụng. Mắt xích quan trọng của quá trình cải tổ là việc xử lí hệ thống bưu điện Nhật – bên cạnh chức năng theo tên gọi, còn là một ngân hàng lớn với tổng tài khoản lên đến hơn 320.000 tỷ yên (tương đương 2.800 tỉ USD). Dự luật tư nhân hoá bưu điện Nhật bản là một cú hích cho nền kinh tế.
Nhờ các chính sách kinh tế này mà nền kinh tế Nhật Bản đã vực dậy và tăng trưởng, số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, hoạt động có hiệu quả. Điều này tác động lớn tới lượng cung cầu hàng hóa trên thị trường chứng khoán, tới giá chứng khoán. Mặt khác nữa, Nhật bản còn thực hiện chính sách khuyến khích nhà đầu tư cũ, thu hút nhà đầu tư mới nên số lượng các nhà đầu tư cũ mới tham gia vào thị trường ngày càng tăng. Do đó, với các chính sách này đã giúp cho thị trường tài chính, chứng khoán thoát khỏi khủng hoảng và ngày càng tăng trưởng, góp phần vào tăng trường nền kinh tế Nhật Bản.
Để lại một bình luận