1 .Tình hình xuất khẩu:
Năm 1992, Việt Nam mới khai thông thị trường Trung Quốc, từ chỗ là nước xuất khẩu điều thô, thì năm 1996-1997, Việt Nam đã chấm dứt xuất khẩu điều thô qua Ấn Độ, để giữ lại chế biến, phục vụ cho xuất khẩu điều nhân. Năm 2000-2001, Việt Nam trở thành nước có sản lượng điều thô đứng thứ hai thế giới. Năm 2002 – 2003, Việt Nam là nhà sản xuất, chế biến, xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Năm 2005, với kim ngạch xuất khẩu trên 480 triệu USD, các nhà xuất khẩu nhân điều đã đạt con số cao nhất trong lịch sử ngành điều. Và, năm 2006, vinh quang đã về Việt Nam; bất chấp năm 2005, ngành điều lỗ khoảng 1.000 tỉ đồng, năm 2006 lỗ khoảng 300 tỉ đồng…
Hai tháng đầu năm 2007, ước tính xuất khẩu hạt điều của nước ta đạt khoảng 19 ngàn tấn, kim ngạch đạt khoảng 75 triệu USD, tăng 127% về lượng, 122% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006.
Tháng 02/2007, lượng xuất khẩu hạt điều giảm do đúng vào thời điểm nghỉ tết Đinh Hợi nên ước chỉ đạt khoảng 8,2 nghìn tấn với kim ngạch đạt 31,7 triệu USD, giảm 23,88% về lượng và giảm 26,83% về kim ngạch so với tháng 01/2007 nhưng tăng 21,17% về lượng và tăng 15,53% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006.
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2007, cả nước xuất khẩu được 92.000 tấn hạt điều, giá trị khoảng 375 triệu USD, đạt gần 66% kế hoạch năm về lượng và 67% về trị giá hàng xuất khẩu.
2 Thị trường xuất khẩu:
Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2007, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam với 3,08 ngàn tấn, kim ngạch đạt 13,22 triệu USD, và duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định so với tháng 12/2006 và so với cùng kỳ năm ngoái. Giá hạt điều xuất khẩu trung bình vào thị trường này đạt 4.279 USD/tấn, tăng 6% so với tháng 12/2006.
Trong tháng 1/2007, lượng điều của nước ta chủ yếu được xuất khẩu sang Mỹ, Canada, Singgapore, Hồng Kông và Đài Loan. Bên cạnh những thị trường đó, thì trong tháng này xuất khẩu sang các thị trường UAE, Đức, Thái Lan và Na Uy cũng tăng rất mạnh, tăng 300% về lượng so với tháng 12/2006.
Giá xuất khẩu hạt điều trung bình trong tháng 1/2007 đạt 4.023 USD/tấn, tăng 43 USD/tấn so với tháng 12/2006. Trong đó, giá xuất khẩu sang Mỹ đạt 4.279 USD/tấn; Trung Quốc đạt 3.482 USD/tấn; Hà Lan đạt 4.267 USD/tấn…
Sau 15 năm cạnh tranh trên thương trường, các nhà doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều Việt Nam đã làm rạng danh đất nước khi vượt Ấn Độ, giành ngôi vị đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều.
Sau khi vượt qua cường quốc về xuất khẩu điều, Ấn Độ, vào cuối năm 2006, nửa đầu năm nay, xuất khẩu điều của Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng cả về số lượng và kim ngạch. Thật vậy, năm 2006, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu được 127.000 tấn nhân điều, đạt kim ngạch gần 504 triệu USD; trong khi Ấn Độ chỉ xuất khẩu có 118.000 tấn nhân điều. Chính kết quả này đã đẩy Việt Nam lên ngôi vị xuất khẩu nhân điều hàng đầu thế giới trong năm 2006.
3 Khó khăn:
Ngành điều đang rơi vào tình trạng đói công nghệ, chưa hề đổi mới một cách tích cực công nghệ chế biến sản phẩm trong vòng 15 năm nay. Các quy trình sản xuất hiện nay chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, do đó năng suất thấp, tỷ lệ hạt vỡ cao, chất lượng sản phẩm kém, khó cạnh tranh. Ví dụ, tỷ lệ hạt điều trắng của Việt Nam chỉ đạt khoảng 40% trong khi các nước như Ấn Độ hay Brazil tỷ lệ này là 70%.
Chất lượng sản phẩm điều của Việt Nam chưa đồng đều, nhiều khi còn kém nên khách hàng quay sang nhập hàng của Ấn Độ nhiều hơn thay vì nhập trực tiếp từ Việt Nam. Các doanh nghiệp chế biến điều xuất khẩu chưa quan tâm đến vấn đề chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn Việt Nam đối với hạt điều mới chỉ áp dụng cho nguyên liệu đầu vào chứ chưa phù hợp với thành phẩm đầu ra theo tiêu chuẩn quốc tế. Trên thực tế, hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam cho chế biến hạt điều một cách nghiêm túc, chứ chưa nói đến tiêu chuẩn thế giới.
Ngoài khó khăn cơ bản về công nghệ và nhân công thì việc giá nguyên liệu đầu vào, xăng dầu tăng cao, làm tăng chi phí đầu vào, trong khi giá điều giảm dẫn đến giá xuất khẩu thấp hơn so với giá sản xuất cũng đang là vấn đề khó khăn chính đối với ngành điều. Tại Việt Nam chi phí chế biến điều đã tăng tới 0,63USD/kg. Giá điều chế biến trên thị trường nội địa liên tục tăng trong khi giá xuất khẩu lại giảm. Ví dụ, tại Bình Phước, giá điều chế biến lên tới 3,70USD/kg, trong khi giá xuất khẩu chỉ khoảng 3,80USD/kg, giảm 0.68USD so với mức giá thấp nhất của năm ngoái. Như vậy, các nhà sản xuất trong nước đang lỗ khoảng 0,30USD/kg.
Hơn nữa, do khó khăn trong đầu ra, nên các doanh nghiệp ngành điều Việt Nam không nhận được các yếu tố hỗ trợ khác. Sự thua lỗ của ngành điều vào năm trước đã khiến ngành ngân hàng siết chặt vốn vay, càng gây nên khó khăn cho sảm xuất và tiêu thụ sản phẩm. thêm vào đó, việc tiêu thụ, sản xuất điều còn thiếu tính tập trung, làm theo kiểu hộ gia đình nhỏ lẻ.
Việc điều hành phát triển và thu mua nguyên liệu còn nhiều bất cập. Các doanh nghiệp còn hiện tượng tranh mua tranh bán, sản phẩm phần lớn xuất khẩu dưới dạng bán thành phẩm. Hạn chế trong xúc tiến thương mại, nên thị trường không được mở rộng. Giá mua bán trên thị trường thì dao động, không dự báo được.
Để lại một bình luận