Cần mở rộng hạn mức vay của CQĐP, hạn mức vay có thể tăng lên và được điều chỉnh dựa trên năng lực trả nợ của mỗi CQĐP bằng cách áp dụng các chỉ số như hệ số khả năng trả nợ. Điều này sẽ tăng khả năng tiếp cận đối với các NLTC và cải thiện năng lực quản lý nợ của CQĐP.
Cải thiện môi trường thuận lợi cho trái phiếu địa phương. Quy định của nhà nước về trái phiếu địa phương cần được sửa đổi, nhằm đơn giản hóa quy trình thẩm định, hiện đòi hỏi Bộ Tài Chính phê duyệt đối với toàn bộ kế hoạch huy động vốn của CQĐP. Điều này sẽ làm tăng tính độc lập và trách nhiệm giải trình của CQĐP là cơ quan sẽ phát hành trái phiếu địa phương của chính mình. Xếp hạng tín dụng và đánh giá quản lý tài chính của CQĐP sẽ mang lại sự minh bạch trong quản lý tài chính của CQĐP, đồng thời cải thiện công bố thông tin và sự tin tưởng của nhà đầu tư đối với trái phiếu địa phương.
Cần sớm ban hành hướng dẫn thực hiện các chính sách về: (i) phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro cho vay NNNT để địa phương dễ thực hiện; (ii) cơ chế xử lý nợ vay khó đòi trong cho vay NNNT đối với vay không có tài sản bảo đảm. Ban hành chính sách tạo thuận lợi cho HTX, THT tiếp cận vốn tín dụng NNNT theo hướng: định giá tài sản (nhà xưởng, máy móc) của HTX, THT trong thế chấp tài sản vay vốn; ràng buộc trách nhiệm của các xã viên HTX trong khoản tín dụng của HTX. Cho vay ưu đãi thực hiện mô hình liên kết, đảm bảo các doanh nghiệp, HTX có liên kết với nông dân được vay vốn ưu đãi.
Cần có chính sách thúc đẩy nhanh việc triển khai bảo hiểm NN nhằm giảm rủi ro cho các
Để lại một bình luận