– Khoảng cách địa lý
Mặc dù, biến khoảng cách giữa hai quốc gia (LnWDistij) không có ý nghĩa về mặt thống kê, tuy nhiên hệ số ước lượng của biến này mang giá trị âm. Kết quả này hoàn toàn đúng về mặt lý thuyết, đó là khoảng cách về mặt địa lý giữa hai quốc gia càng xa nhau thì chi phí vận tải càng cao và càng làm giảm thương mại hai chiều giữa hai quốc gia.
– Khoảng cách công nghệ
Theo kết quả mô hình hồi quy, biến “khoảng cách công nghệ” (TDiJt) tác động theo chiều hướng tiêu cực đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU. Cụ the đó là, khi sự khác biệt về công nghệ tăng 1% thì xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang EU sẽ giảm 0,308%. Chỉ số mức độ sẵn sàng về công nghệ giai đoạn 2006-2015 (phụ lục 8) cho thấy một khoảng cách khá xa về công nghệ giữa Việt Nam và EU. Nhìn chung, chỉ số công nghệ của Việt Nam thấp hơn nhiều so với EU. Khi sự khác biệt về công nghệ càng lớn, nghĩa là công nghệ sản xuất của Việt Nam chưa hiện đại và sánh kịp với công nghệ của các nước EU, từ đó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh hàng chế biến của Việt Nam do giá thành sản xuất tăng cao, gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm. Điều này gây bất lợi cho xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU.
– Khoảng cách thể chế
Hệ số ước lượng của biến “khoảng cách th chế” (ID1Jt) giữa Việt Nam và EU mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05. Kết quả tính toán cho thấy, sự khác biệt về môi trường the chế tăng lên 1% thì xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang EU sẽ giảm là 0,114% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Trước xu hướng bảo hộ ngày càng gia tăng của EU, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước yêu cầu về đổi mới, cải cách cơ chế, chính sách thương mại, đầu tư đe rút ngắn khoảng cách the chế với đối tác thương mại lớn này. Nếu không có chính sách phù hợp thì có the ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh, xuất khẩu hàng chế biến, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, qua đó tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế.
Tại Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ: “Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát trien, là động lực chủ yếu đe giải phóng sức sản xuất… Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện the chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh”.
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng. Tính đến năm 2016, mức tăng trưởng của ngành công nghiệp – xây dựng đã đạt ở một con số ấn tượng là 16%/năm, tuy nhiên mức tăng trưởng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo chỉ đạt 1,6%. Có thể nhận thấy, mức tăng trưởng này chủ yếu từ các ngành khai thác khoáng sản, gia công sản phẩm, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên là chính, chưa tập trung phát triển lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đem lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên đó là do rào cản về thể chế kinh tế. Rào cản về thể chế kinh tế của Việt Nam thể hiện ở chất lượng và hiệu quả của hệ thống pháp luật chưa cao, liên tục phải điều chỉnh; một số luật còn chồng chéo, nhiều bất cập nên khó đưa vào thực tiễn. Ngoài ra, bộ máy quản lý còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, đội ngũ công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà, khó khăn; các chủ thể tham gia nền kinh tế chưa được đối xử bình đẳng; thủ tục hành chính rất đa dạng, rườm rà và phức tạp…
Những rào cản đó gây trở ngại cho việc điều hành kinh tế của Nhà nước, suy giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế và làm lãng phí, cạn kiệt nguồn lực của đất nước.
Theo chỉ số quản trị toàn cầu (World governance index), Việt Nam được đánh giá cao ở chỉ số “ổn định chính trị” và “hiệu quả của chính phủ” (Phụ lục 10). về chỉ số “hiệu quả của chính phủ”, phản ánh nhận thức về chất lượng dịch vụ công, chất lượng của dịch vụ dân sự, Việt Nam đã có những bước phát triển trong thời gian gần đây. Hai lĩnh vực Việt Nam còn yếu kém đó là: “Tiếng nói và trách nhiệm giải trình”, “chất lượng quy định”. Trong đó, “tiếng nói và trách nhiệm giải trình” được xếp hạng rất thấp. Chỉ tiêu “chất lượng quy định” phản ánh nhận thức, khả năng của chính phủ để xây dựng và thực hiện các chính sách, quy định thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân cũng chưa được cải thiện nhiều. Hiện nay, một vấn đề nhức nhối trong xã hội nước ta đó là tham nhũng. Vấn đề tham nhũng mặc dù đã được nhà nước nỗ lực ngăn chặn nhưng vẫn còn nhiều tồn tại. Điều này được thể hiện ở chỉ số “kiểm soát tham nhũng” với xếp hạng phần trăm so với các nước là dưới 50%. Sở dĩ mức độ kiểm soát tham nhũng ở Việt Nam còn thấp là vì hệ thống tư pháp chưa hoàn toàn độc lập dẫn đến khó khăn trong việc ngăn chặn tình trạng lạm chức, lạm quyền của cán bộ.
Theo ông Sebastion Eckrdt (Ngân hàng thế giới tại Việt Nam) cho biết “Nhiều quy định, luật lệ của VN cũng chênh với nước EU và đây chính là cản trở để hội nhập sâu rộng. Việt Nam cần cải cách nền hành chính, thủ tục thông thoáng hơn, đặc biệt đâu tư nguồn vốn cho các doanh nghiệp để họ có tiềm lực xuất khẩu cũng như khai thác các thị trường quốc tế”. Thật vậy, so sánh với các nước thành viên EU, có thể thấy rõ sự khác biệt của các chỉ tiêu đo lường chất lượng thể chế giữa Việt Nam và các nước EU. xếp hạng các chỉ số của EU đều ở mức rất cao. Việt Nam đang có một khoảng cách rất xa về thể chế so với các nước EU.
Đánh giá của WEF cũng cho thấy chỉ số chất lượng thể chế của Việt Nam thấp hơn nhiều so với phần lớn các nước thành viên EU. Trong giai đoạn 2006-2015, chỉ số thể chế của Việt Nam chỉ dưới mức 4,0, trong khi đó, hầu hết các nước EU chỉ số này khá cao (Phụ lục 11).
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương để tăng cường tự do hóa thương mại với mức độ cam kết sâu rộng. Việt Nam đã được rất nhiều sự đồng thuận từ cộng đồng, bởi đại đa số nhân dân đều nhận thức được rằng hội nhập quốc tế là con đường tất yếu dẫn đến thành công. Khi tham gia FTA với các nước, nhất là với các nước phát triển, Việt Nam sẽ thúc đẩy cải cách thể chế trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, đưa nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển hơn.
Đứng trước xu hướng kinh tế thế giới có những biến động khó lường, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay 4.0) đặt ra cho nước ta với thời cơ và thách thức rất lớn, việc đổi mới, cải cách cơ chế, chính sách thương mại, đầu tư cho phù hợp luôn là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra bởi các chính sách có tác động lớn đến xuất khẩu, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, hoạt động sản xuất kinh doanh.. .từ đó tác động lan tỏa đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Và do vậy, khoảng cách thể chế giữa Việt Nam và EU càng lớn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu hàng chế biến sang EU.
Để lại một bình luận