Bên cạnh niềm vui, nhìn vào ngành gạo Việt Nam vẫn còn canh cánh những nỗi lo. Đó là, tuy Việt Nam xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, nhưng chỉ xếp thứ 3, thứ 4, nếu xét về giá trị xuất khẩu. Việt Nam phải bán gạo rẻ vì hệ thống chế biến và tiếp thị yếu. Mặt khác, tuy nông dân Việt Nam đã đạt mức kỷ lục về năng suất, sản lượng lúa và lợi nhuận tính theo ha, song do hầu hết nông dân đều trồng lúa trên diện tích nhỏ nên không thể thoát nghèo – nếu chỉ trồng lúa. Một nghịch lý đáng chú ý lâu nay là nhiều doanh nghiệp nước ngoài mua gạo, cà phê, chè, ca cao, tiêu, điều của Việt Nam chế biến lại bán giá cao gấp nhiều lần.
Một khâu yếu khác, cho đến nay trên thương trường quốc tế chưa có thương hiệu hoặc nhãn hiệu gạo nổi tiếng đặc trưng cho gạo Việt Nam. Trong khi, các thương hiệu gạo “hoa nhài – Jasmine”, gạo Basmani đã được gắn liền với các quốc gia sản xuất là Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan trên thị trường thế giới.
gạo Việt Nam không được trả giá cao là do “không rặt một thứ, pha trộn tùm lum”. Một trong những lý do quan trọng là người nông dân không kết nối trực tiếp được với doanh nghiệp xuất khẩu. Nông dân chủ yếu bán gạo cho thương lái. Mà thương lái lại không để nguyên hoặc chia từng loại, mua của rất nhiều nơi về trộn lại với nhau rồi mới bán. Thêm vào đó Việt Nam chưa có những công ty có năng lực lớn thực sự. Chẳng hạn tầm cỡ như công ty xuất khẩu gạo V ở nước mình, không có nhiều nhà máy, khi ký hợp đồng thì rải ra thu gom nhiều nơi, gạo không cùng giống, chất lượng không đồng nhất là vậy.
Để lại một bình luận