1 Thiếu vốn sản xuất tôm nguyên liệu.
Tôm đang có giá tốt nhưng do thiếu vốn nên người nuôi đành thả nuôi cầm chừng. Đã sắp hết vụ nuôi tôm đợt 1/2013 nhưng các tỉnh trọng điểm Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng vẫn chưa hoàn thành kế hoạch diện tích.
Giá giảm, diện tích giảm
Tại ĐBSCL, tôm sú loại 30 con/kg đang bán được 190.000 – 195.000 đồng/kg, tăng 10 – 15%, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg bán được 85.000 – 90.000 đồng/kg, tăng hơn 10% so cùng kỳ năm ngoái.
Ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) Bạc Liêu cho biết, giá tốt vậy nhưng vẫn không đủ hàng bán cho nhà máy chế biến xuất khẩu. Đó là do người nuôi gặp khó khăn từ vụ thả nuôi năm trước, nay chưa hồi phục, lại thiếu vốn nên thả nuôi cầm chừng, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, dẫn đến mất cân đối cung cầu.
Tỉnh Bạc liêu có diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp 11.913 ha, đến nay đã thả nuôi 10.007 ha, mới đạt 84% kế hoạch. Tỉnh Sóc Trăng chưa thống kê diện tích, nhưng vùng trọng điểm nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp huyện Trần Đề diện tích “treo ao” do thiếu vốn còn nhiều. Ông Giang Đại Hòa (ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trấn Đề) có 3 ao nuôi, diện tích 1,5 ha, do không vay được vốn ngân hàng nên phải nuôi tôm sú gối đầu, hiện 1 ao sắp thu hoạch, 2 ao còn lại mới thả được 2 tháng và 1 tháng. Ông Ca Minh Chí (cùng ấp) có 8 ao, diện tích 4,5 ha, cũng chỉ dám thả nuôi 4 ao, còn lại phải chờ thu hoạch để quay vòng vốn mới tính chuyện thả tiếp.
Khó tiếp cận vốn
Theo nhiều hộ dân Sóc Trăng, không tiếp cận được vốn ngân hàng do từ đầu năm đến nay Bảo Việt Sóc Trăng không bán hồ sơ bảo hiểm tôm nào cho dân. Trong khi đó ngân hàng chỉ phát vay nuôi tôm cho những hộ được bảo hiểm; sự trông chờ lẫn nhau dẫn đến vốn dành cho phát triển NTTS (trong đó có tôm) đang ứ ở ngân hàng nhưng không cho vay được. Tại tỉnh Bạc Liêu, do không được bảo hiểm và khó tiếp cận ngân hàng nên nhóm nuôi tôm liên kết của ông Phạm Trúc Điệp (phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu) phải “treo ao” từ đầu năm. 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng cho vay NTTS được 172,409 tỷ đồng, tổng dư nợ NTTS đến 31/6/2013 là 1.272 tỷ đồng, so với dư nợ ngày 31/12/2012 chỉ tăng 3,83 %. Nếu trừ dư nợ nuôi cá tra 5 tỷ đồng thì dư nợ nuôi thủy sản, chủ yếu là tôm, chỉ 1.248 tỷ đồng, tăng 3,48% so cuối năm 2012.
Mức dư nợ như vậy cho thấy người nuôi tiếp tục gặp khó về vốn. Trong khi đó Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trương giảm lãi suất và tăng vốn cho nông nghiệp – nông thôn, nhất là NNTS. Ngày 5/7/2013, tại Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho lúa gạo và thủy sản ĐBSCL, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định: “Hoạt động nuôi trồng và chế biến nếu có kế hoạch tốt, ngân hàng sẽ đáp ứng đủ vốn để sản xuất phát triển. Trong đó hoạt động bảo hiểm sẽ được đẩy mạnh; những sản phẩm quan trọng, đảm bảo được đầu ra sẽ được xem xét cấp bảo lãnh tín dụng…”.
Song, chưa biết đến bao giờ ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm tại ĐBSCL thực hiện được như ý kiến Thống đốc. Trong khi đó, dân cứ chạy vốn xoay vòng, phải bỏ hoang hóa diện tích NTTS, khiến cung cầu mất cân đối. Nhiều doanh nghiệp chế biến tôm vì thế phải nhập khẩu nguyên liệu, làm cán cân thanh toán ngoại tệ mất cân đối theo, còn số đông người nuôi tôm vẫn “treo ao” dài dài!
2 Điểm yếu về tôm nguyên liệu.
Tuy nuôi trồng và khai thác thủy sản được quan tâm và phát triển nhưng việc phát triển nguyên liệu ở nhiều nơi còn mang tính tự phát, dễ nảy sinh tác hại đối với môi trường ảnh hưởng lớn đến phát triển thủy sản bền vững.
Sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch về cơ bản chưa đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá tôm giống cao, giá thức ăn nuôi tôm cũng cao đã làm tăng giá thành nguyên liệu, khi tỷ trọng giá nguyên liệu thường chỉ chiếm đến 90% giá thành sản phẩm. Giá nguyên liệu cao đã làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam đặc biệt khi thị trường thế giới biến động, giá xuất khẩu giảm.
3 Về công tác thị trường
Công tác thị trường tuy đã được quan tâm và đạt được một số kết quả nhưng mới chỉ ở trình độ thấp. Phương thức tiếp thị và bán hàng tuy đã chuyển sang chủ động nhưng vẫn thông qua sử dụng thương hiệu của đối tác, chưa có khả năng tiếp cận người tiêu dùng, chưa xây dựng được chiến lược phát triển thị trường cho sản phẩm chủ lực cũng như chưa tổ chức triển khai xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm trên thị trường Mỹ. Nguyên nhân chủ yếu là do không có đủ nguồn lực chuyên gia về thị trường, nguồn kinh phí dành cho các hoạt động xúc tiến thương mại còn hạn chế, chưa có cơ chế thích hợp để huy động kinh phí từ các doanh nghiệp, người sản xuất để phát triển thị trường cho sản phẩm chủ yếu. Mét trong những nét văn hoá tiêu dùng của người Mỹ là mua sắm qua các nhà phân phối uy tín, các hoạt động quảng bá xúc tiến có ý nghĩa rất quan trọng khi kinh doanh trên thị trường này. Yếu về công tác thị trường là một bất lợi lớn khi tôm Việt Nam xâm nhập thị trường này.
4 Vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
Công tác quản lí an toàn vệ sinh mới chỉ tập trung thực hiện ở khu vực chế biến chưa được thực hiện tốt ở khu vực sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch ( chủ yếu sử dụng đá và muối ) nên vẫn còn hiện tượng bị các nước nhập khẩu cảnh báo và trả lại hàng. Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang là một thách thức lớn đối với toàn ngành. Tình trạng tiêm chích tạp chất vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng, bảo quản nguyên liệu vẫn chưa kiểm soát tốt. Mặt khác do thiếu những cơ sở dịch vụ như cho cá tập trung ở các vùng sản xuất nguyên liệu nên đã tạo kẽ hở cho tư thương đánh phá giá nguyên liệu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông ngư dân, nhất là vào những thời điểm có nhiều nguyên liệu.
5 Vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật
Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho sản xuất tôm tuy có được quan tâm nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao nhằm tạo sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhiều kết quả nghiên cứu còn chậm được phổ biến áp dụng trong sản xuất. Các quy trình nuôi chuẩn, các quy phạm nuôi trồng tốt chưa được ban hành và phổ biến đầy đủ cho nhân dân.
Trình độ công nghệ trong khai thác và nuôi trồng còn nhiều hạn chế. Công nghệ chế biến tôm chưa bắt kịp với tốc độ tiến bộ của công nghệ trên thế giới.
Công tác đào tạo cán bộ quản lí, cán bộ tiếp cận thị trường, công nhân kỹ thuật chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong sự chỉ đạo và điều hành giữa các chương trình phát triển tôm, trong khi đó yêu cầu quản lí đối với sản phẩm là xuyên suốt không thể tách rời. Vì vậy trong sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư còn bị cắt khúc và thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa sản xuất nguyên liệu, hậu cần dịch vụ và chế biến xuất khẩu gây nên tình trạng vừa thừa vừa thiếu, vừa lãng phí vừa gây cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường trong và ngoài nước.
6 Vấn đề dịch vụ hậu cần thủy sản
Việc hình thành và xây dựng cơ sở dịch vụ hậu cần cho khai thác hải sản diễn ra trên 3 lĩnh vực: cơ khí đóng sửa tàu thuyền, các cảng cá bến cá, dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị và hệ thống tiêu thụ sản phẩm. Tuy đã đạt được một số thành công nhất định nhưng dịch vụ hậu cần thủy sản vẫn tồn tại một số yếu kém như sau:
Các cơ sở đóng sửa tàu thuyền phần lớn quy mô nhỏ, phân tán và công nghệ lạc hậu. Các doanh nghiệp Nhà nước về đóng tàu thuyền không đủ khả năng đầu tư đổi mới thiết bị, Ýt khách hàng. Nhân lực kỹ thuật quá Ýt ỏi, công nhân đóng sửa tàu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, hạn chế về tiếp thu công nghệ mới. Điều này gây bất lợi lớn khi xuất khẩu thủy sản sang Mỹ bởi khoảng cách giữa Mỹ và Việt Nam quá lớn, nếu không có các đội tàu lớn chúng ta không thể dành được quyền vận chuyển trong buôn bán và không chủ động được trong việc cung ứng hàng.
Nền kinh tế thế giới không ngừng vận động và phát triển, quá trình phân công lao động hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng tạo ra những thách thức và cơ hội mới, nếu ngành tôm Việt Nam không khắc phục những điểm yếu trên thì sẽ bị đào thải. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để tồn tại và phát triển thì thủy sản Việt Nam còn phải nỗ lực hơn nữa, tạo ra nhiều thế mạnh mới, khắc phục những yếu kém. Nếu không sẽ không giữ được vị trí hiện có trên thị trường Mỹ mà còn thất bại trên cả những thị trường dễ tính hơn.
Để lại một bình luận