Phí tổn cho bất động sản và thiết bị thể hiện sự chuyển giao các nguồn vốn sang tài sản được sử dụng thông thường trong nhiều kỳ. Khái niệm kế toán về doanh thu tương ứng với các chi phí liên quan đòi hòi chi phi đầu tư phải phù họp với doanh thu từ việc sử dụng chúng. Đối với nhà xưởng và trang thiết bị lượng chi phí tương ứng với doanh thu được gọi là khấu hao. Khấu hao là khoản chi phí phi tiền mặt làm giảm đáng kể giá trị tài sản ghi trong bảng cân đối kế toán qua thời gian ước tính sử dụng tài sản đó. Ví dụ nếu Công ty Amalgamated mua một máy uốn kim loại trị giá 50.000 USD (được giao và lắp đặt), có vòng đời sử dụng dự kiến trên 20 năm, thì cứ mỗi năm công ty có thể chi một phần của 50.000 USD so với doanh thu và kéo dài trong 20 năm. Điều này sẽ giảm dần thu nhập chịu thuế của công ty. Đồng thời, các kế toán viên của Công ty Amalgamated sẽ giảm giá trị của máy ghi trong bảng cân đối kế toán một tỷ lệ tương đương cho đến khi giá trị của thỉểt bị đó bằng 0.
Cần ghi nhớ thuật ngữ “chi phí phi tiền mặt”. Mặc dù khoản khấu hao được liệt kê là chi phí trong báo cáo thu nhập, nhưng thực tế công ty không sở hữu khoản tiền đó – không giống như các loại chi phí khác: tiền lương, tiền mua hàng, tiền tiện ích, bưu phí… Khấu hao chỉ đơn thuần là cách tiện lợi (dù không hoàn hảo) để nhận biết những món tài sản nào đó hao mòn hoặc dần mất giá trị sản xuất và phải được thay thế.
Nếu tài sản là tài nguyên thiên nhiên, như đất rừng hoặc khoáng sản, những phí tổn tương tự sẽ được gọi là sự cạn kiệt. Nếu là tài sản vô hình (ví dụ: bằng sáng chế), chi phí gốc sẽ được trừ dần qua các kỳ kế toán khi thu được lợi ích, hoặc trong vài trường hợp, qua một kỳ tùy chọn nào đó.
Hiểu được ý nghĩa đơn giản này về khấu hao sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc quản lý. Sau đây là các khía cạnh chi tiết hơn về khâu hao.
– Chi phí tài sản cố định
Chi phí tài sản cố định và số tiền được nêu ban đầu trong các báo cáo bao gồm: tổng chi phí cần thiết để tài sản đó sẵn sàng phục vụ hoạt động của doanh nghiệp, nghĩa là ngoài giá được quy định hợp pháp của một tài sản, bạn phải thêm vào chi phí giao hàng, lắp đặt, huấn luyện nhân viên, và điều chỉnh cơ sở hạ tầng cần thiết để sử dụng tài sản như đã hoạch định. ■
– Ước tính khấu hao
Giá trị tồn dư của tài sản được ước tính tại thời điểm bắt đầu vòng đời của tài sản đó. Giá trị tồn dư là giá bán tài sản mà chủ sở hữu mong muốn thu lại khi bán, thấp hơn các chi phí di dời khi nó không còn có ích đối với công ty. Sự chênh lệch giữa chi phí và giá trị tồn dư được gọi là chi phí khấu hao. Chi phí khấu hao này phải phù hợp với doanh thu đạt được trong những kỳ kế toán, trong đó có sử dụng đến tài sản. Sau đây là một ví dụ: Công ty Amalgamated sử dụng một lò nung trong phòng thí nghiệm vói mục đích phát triển một số hợp kim mól nhằm sản xuất các móc treo bằng kim loại cho những mặt hàng giá treo cao cấp mới của công ty.
Chi phí lò nung 13.000 USD
Trừ: Chiết khấu khi thanh toán bằng tiền 500 USD
Giá trả trước 12.500 USD
Cước phí vận chuyển 500 USD
Lắp đặt 2.000 USD
Chi phí huấn luyện 1.000 USD
Tổng chi phí 16.000 USD
Trừ: Giá trị tồn dư 6.000 USD
Chi phí khấu hao 10.000 USD
Khi chúng ta đã xác định được chi phí khấu hao, việc còn lại cần phải làm là chọn một phương pháp để phân bổ chi phí đó cho các kỳ kế toán khi tài sản được sử dụng để tạo ra doanh thu. Trong khi phân bổ chi phí khấu hao này, bất kỳ phương pháp nào cũng đều được chấp nhận. Mặc dù những phương pháp này có thể được sử dụng khá tùy tiện, tuy nhiên chúng đáp ứng được hai tiêu chuẩn sau. Thứ nhất, lượng chi phí khấu hao được tính không phụ thuộc vào sự thao túng của cấp quản lý theo cách khiến thu nhập của công ty trong bất cứ kỳ kế toán nào cũng có thể bị sai lệch thất thường. Thứ hai, những khoản được tính giống với khoản tụt giảm giá trị tài sản được đo trên cơ sở chi phí gốc.
Chúng ta sẽ thảo luận về hai phương pháp khấu hao này qua hai biến thể: khấu hao đường thẳng và khấu hao giảm dần với tỷ suất không đổi. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng.
Khấu hao đường thẳng
Trong phương pháp khấu hao đường thẳng, một phần chi phí khấu hao tương ứng được tính hàng năm theo một số tiêu chuẩn đo thời gian tuổi thọ của tài sản. Theo phương pháp này, khoản tiền tính cho chi phí luôn được tích lũy và thể hiện trên bảng cân đối kế toán là khoản khấu trừ từ chi phí gốc của tài sản. Phương pháp khấu hao lũy kế này luôn liên quan đến tài sản tương ứng, và liên quan đến phần bù trừ cân đối chi phí gốc của tài sản đã được xử lý tương ứng so với doanh thu. Bảng 3-2 thể hiện cách ước tính khấu hao tài sản lò nung mới của Công ty Amalgamated theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Phương pháp này sử dụng vòng đời ước tính là 5 năm, hoặc công suất nung chảy kim loại trong suốt vòng đời ước tính cho lò nung và triển vọng sản xuất của công ty.
Để lại một bình luận