Hiện nay, khái niệm dịch vụ nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng vẫn chưa thật sự thống nhất.
“Dịch vụ” được hiểu là “Các hoạt động phục vụ, nhằm thỏa mãn những nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.”.
Hay “Dịch vụ là thực hiện một hoạt động mà một bên có thể cung cấp cho bên kia, mang bản chất vô hình và không dẫn tới việc chuyển giao quyền sở hữu bất cứ tài sản nào/thứ gì. Quá trình tạo ra dịch vụ có thể gắn với hoặc có thể không gắn với sản phẩm vật chất cụ thể”.
Dịch vụ là các lao động của con người được kết tinh trong giá trị của kết quả hay trong giá trị các loại sản phẩm vô hình và không thể cầm nắm được. Cách hiểu này nêu được hai đặc điểm cơ bản của dịch vụ: Thứ nhất, dịch vụ là một sản phẩm; thứ hai, dịch vụ là vô hình (phi vật chất), khác với sản phẩm hàng hóa là hữu hình.
Theo tác giả thì cả hai định nghĩa trên vẫn chƣa thỏa đáng mà phải kết hợp cả hai mới đầy đủ. Đó là: Dịch vụ là các lao độ ng của con ngƣời đƣợc kết tinh trong giá trị của kết quả hay trong giá trị các loại sản phẩm vô hình và không thể cầm nắm đƣợc để phục vụ, nhằm thỏa mãn những nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của con người.
Dịch vụ ngân hàng: (i) Theo truyền thống (trước đây) là “các dịch vụ đã được thực hiện trong nhiều năm, trên nền công nghệ cũ, quen thuộc với khách hàng, thuộc giai đoạn cuối cùng trong vòng đời của một sản phẩm dịch vụ”; (ii) Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO) “một dịch vụ tài chính là bất kỳ DV nào có tính chất tài chính, đƣợc một nhà cung cấp DV tài chính cung cấp. Dịch vụ tài chính bao gồm mọi DV bảo hiểm và DV liên quan đến bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm)”. Như vậy DVNH là một bộ phận cấu thành nên DV tài chính và cũng khó phân định rõ đâu là DVNH và đâu là dịch vụ tài chính như:
– Nhận tiền gửi
– Tất cả các loại hình cho vay
– Cho thuê tài chính
– Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền
– Bảo lãnh và cam kết
– Buôn bán cho chính tài khoản của mình hoặc cho tài khoản của người tiêu dùng hoặc là tại sở giao dịch, tại thị trường phi tập trung hoặc ở các nơi khác các sản phẩm sau: các công cụ của thị trường tiền tệ, ngoại tệ, các sản phẩm phái sinh, tỷ giá và các công cụ lãi suất, các chứng khoán chuyển nhượng được, các công cụ mua bán đƣợc khác và các tài sản chính.
– Tham dự vào tất cả các vấn đề liên quan đến chứng khoán, bao gồm nhận bảo lãnh và đầu tư như một đại lý và cung cấp các dịch vụ có liên quan.
– Môi giới tiền tệ.
– Quản lý tài sản.
– Các dịch vụ thanh toán đối với tài sản chính. – Các dịch vụ tƣ vấn và phụ trợ khác.
– Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lý các dữ liệu tài chính và phần mềm liên quan đƣợc cung cấp bởi các nhà cung ứng dịch vụ tài chính khác.
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) đã được ký kết cũng hiểu và phân loại dịch vụ tài chính (trong đó có dịch vụ ngân hàng) tương tự như WTO.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm DVNH nhưng vẫn chưa có văn bản pháp lý nào đưa ra khái niệm rõ ràng. Có quan điểm cho rằng bất cứ hoạt động sinh lời nào của Ngân NHTM ngoài hoạt động tín dụng đều được gọi là hoạt động DV. Tuy nhiên, theo một quan điểm khác phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, với cách thức phân tổ các ngành kinh tế của Tổng cục thống kê Việt Nam, cách phân loại các ngành DV tài chính trong Hiệp định về thương mại DV (General Agreement on Trade in Services – GATS) của WTO thì tất cả các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngoại hối, thanh toán mà Ngân hàng thương mại cung ứng cho nền kinh tế đều được xem là hoạt động DV. Nhƣ vậy, dịch vụ ngân hàng sẽ được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa hẹp, dịch vụ ngân hàng bao gồm những hoạt động ngoài chức năng truyền thống của định chế tài chính trung gian (huy động vốn và cho vay).
Trong phạm vi nghiên cứu, luận án đồng tình với cách phân loại DV theo nghĩa rộng, DVNH là toàn bộ hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối của hệ thống ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân (nhưng không bao gồm hoạt động tự làm cho mình của các tổ chức tín dụng). Quan niệm này được sử dụng để xem xét lĩnh vực DVNH trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân của một quốc gia. Quan niệm này phù hợp với cách phân ngành DVNH trong dịch vụ tài chính của WTO và của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, cũng như của nhiều nước phát triển trên Thế giới.
Để lại một bình luận