Tỷ suất hoạt động chỉ ra mức độ hiệu quả của một tổ chức trong việc sử dụng tài sản. Việc sử dụng tài sản hiệu quả sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư từ các bên cho vay và chủ sở hữu. Giảm đầu tư cũng đồng nghĩa với việc giảm cả rủi ro lẫn chi phí. Hai tỷ lệ hoạt động mà nhiều nhà quản lý phải thường xuyên đối mặt là kỳ thu tiền chưa thanh toán và tỷ lệ thay thế tồn kho.
Kỳ thu tiền chưa thanh toán (hoặc hạn thu) cho chúng ta biết thời gian trung bình cần thiết để thu trên doanh thu do công ty tạo ra. Như đã thảo luận, kỳ thu kéo dài nghĩa là công ty cần nhiều vốn lưu động hơn để thực hiện kinh doanh – vốn lưu động phải trả lãi sẽ làm tiêu hao lợi nhuận! Chúng ta tìm kỳ thu tiền chưa thanh toán qua hai bước. Đầu tiên là xác định doanh thu trung bình trong ngày bằng phép tính sau:
Doanh thu trung bình ngày = Doanh thu thuần / 365 Chúng ta sử dụng kết quả này để đạt được mục tiêu cuối cùng:
Kỳ thu tiền chưa thanh toán
= Khoản phải thu / Doanh thu trung bình ngày
Với hầu hết các hình thức phân tích tỷ suất, kỳ thu tiền chưa thanh toán sẽ phát huy hiệu quả nhiều nhất khi chúng ta sử dụng nó để (1) so sánh công ty này với công ty khác hoặc với nhóm đối thủ cạnh tranh cùng ngành hay (2) kiểm tra xu hướng. Ví dụ, Gateway và đối thù Dell đều là những nhà sản xuất máy tính cá nhân theo đơn đặt hàng, cả hai cùng bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng. Mô hình hoạt động của hai công ty là như nhau. Do đó, việc so sánh kỳ thu tiền chưa thanh toán sẽ cho ta biết được công ty nào thu tiền nợ hiệu quả hơn. Tương tự, chúng ta có thể kiểm tra xu hướng của kỳ thu tiền ở một trong hai hoặc cả hai công ty để xác định xem liệu thời hạn thu ngắn hơn hay dài hơn.
Tỷ lệ thay thế tồn kho lại là một tỷ lệ khác mà nhiều nhà quản lý cần quan tâm đến. Việc xác định số lần bán và thay thế hàng tồn kho trong một năm cho phép đánh giá khả năng thanh toán bằng tiền và khả năng doanh nghiệp đó chuyển hàng tồn kho thành tiền một cách nhanh chóng nếu điều đó là cần thiết. Tốc độ thay thế tồn kho chậm thường dẫn đến tình trạng có quá nhiều vốn bị chôn trong hàng tồn kho. Điều này gây tổn nhiều chi phí, và đối với hàng kỹ thuật và đồ phụ kiện, có thể trở thành hàng tồn kho lỗi thời. Lợì nhuận chi được cải thiện khi bạn có thể bán hết toàn bộ hàng trong kho càng sớm càng tốt.
Bạn có thể tính tốc độ thay thế tồn kho bằng cách lấy giá vốn hàng bán chia cho chi phí tồn kho. Nếu chi phi tồn kho thay đổi đáng kể từ đầu kỳ đến cuối kỳ, bạn nên tính hoặc ước tính lượng tồn kho trung bình cho cả kỳ. Đơn giản, bạn có thể cộng lượng tồn kho đầu kỳ và tồn kho cuối kỳ và lấy 1/2 tổng đó làm lượng tồn kho trung bình cho cả kỳ. Công thức như sau:
Tỷ lệ thay thế tổn kho = Giá vốn hàng bán / Tồn kho trung bình
Mức độ thay thế tồn kho nào thể hiện việc quản lý hiệu quả? Không có câu trả lời toàn diện cho câu hỏi này, vì tỷ lệ thay thế tồn kho mang tính đặc trưng theo ngành. Ví dụ, với việc bán lẻ tạp phẩm, tỷ lệ thay thế tồn kho cực kỳ cao. Ngược lại, một đại lý bán xe ô tô chỉ có thể thanh lý hàng tồn kho vài tuần một lần. Một người bán lẻ nhạc cụ có thể thanh lý hàng tồn kho ba hoặc bốn lần mỗi năm. Vì thế, điều quan trọng là phải kiểm tra xu hướng thay thế tồn kho cũng như mức thay thế tồn kho của một doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Để lại một bình luận