Trong nền kinh tế thị trường , quan hệ lao động được thiết lập qua hình thức hợp đồng lao động theo nguyên tắc tự do , tự nguyện , bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động . Thực chất , đây là quan hệ hợp tác cùng có lợi , trên cơ sở hiểu biết và quan tâm lẫn nhau để cùng đạt được lợi ích mà mỗi bên đãđặt ra . Song , chính do mục tiêu đạt được lợi ích tối đa làđộng lực trực tiếp của cả hai bên , mà giữa họ có thể dung hoàđược quyền lợi trong suốt quá trình thực hiện quan hệ lao động . Người lao động thường có nhu cầu tăng lương, giảm thời gian lao động vàđược làm việc trong điều kiện ngày càng tốt hơn… ngược lại người sử dụng lao động lại luôn có xu hướng tăng cường độ , thời gian làm việc , giảm chi phí nhân công…nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn . Những vectơ lợi ích ngược chiều này sẽ trở thành những bất đồng , do đó sự phát sinh tranh chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động làđiều khó tránh khỏi .
Tuy giải quyết tranh chấp lao động đãđược quy định trong pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới , nhưng tuỳ theo đặc điểm kinh tế , chính trị , xã hội của từng nước mà khái niệm tranh chấp lao động được hiểu khác nhau . Theo Bộ luật lao động ( 1994 ) :
“ Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm , tiền lương , thu nhập và các điều kiện lao động khác , về thực hiện hợp đồng lao động , thoả ước tập thể và trong quá trình học nghề”
Để lại một bình luận