Xuất phát từ những đặc điểm của nguồn vốn và các quan điểm khác nhau về nguồn vốn này nên nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có các khái niệm khác nhau như sau:
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm về nguồn vốn ODA như sau: “Nguồn vốn ODA là sự chuyển giao hỗ trợ mang tính chính thức được thiết lập với mục đích chính đó là thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của sự chuyển giao hỗ trợ này là có tính chất ƣu đãi và yếu tố không hoàn lại phải ít nhất là 25%” (OECD, 1991).
Theo Ngân hàng thế giới (World Bank) đƣa ra định nghĩa về nguồn vốn ODA như sau: “Nguồn vốn ODA là một phần của tài chính phát triển chính thức ODF, trong đó có yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với cho vay ƣu đãi chiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ thì gọi là ODA. Tài chính phát triển chính thức (Official Development Finance, viết tắt là ODF) là tất cả các nguồn tài chính mà chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang phát triển” (World Bank, 1999).
Theo Quy chế về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài được ban hành theo Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/03/2016 của Việt Nam đã định nghĩa: “Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, bao gồm: vốn ODA viện trợ không hoàn lại, vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi. Vốn ODA viện trợ không hoàn lại là loại vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài. Vốn vay ODA là loại vốn ODA phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài với mức ƣu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với khoản vay không ràng buộc. Trong đó, vốn ODA, vốn vay ưu đãi có ràng buộc là khoản vốn ODA, vốn vay ƣu đãi có kèm theo điều khoản ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia tài trợ hoặc một nhóm quốc gia nhất định quy định của nhà tài trợ nƣớc ngoài. Vốn vay ƣu đãi là loại vốn vay có mức ưu đãi cao hơn so với vốn vay thương mại, nhưng yếu tố không hoàn lại chưa đạt tiêu chuẩn của vốn vay ODA”.
Nhƣ vậy, qua các khái niệm và định nghĩa khác nhau về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đƣợc nêu ở trên thì đều có điểm chung thống nhất đó là: ODA phản ánh mối quan hệ chính thức giữa 2 bên đó là bên tài trợ bao gồm các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước phát triển, các tổ chức liên chính phủ và bên nhận tài trợ là chính phủ của nước đang phát triển hoặc chính phủ của nước kém phát triển. Mục đích chủ yếu của nguồn vốn ODA đó là hợp tác hỗ trợ nhằm phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia được tiếp nhận vốn ODA. Nguồn vốn ODA là vốn vay ƣu đãi mà quốc gia tiếp nhận nguồn vốn này phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong tương lai, trong đó không phải hoàn lại ít nhất 25% so với tổng giá trị được tiếp nhận.
Để lại một bình luận