Về mặt số lượng, nằm trong thời điểm của cơ cấu dân số vàng, LLLĐ của Việt Nam là 57.495.280 người, chỉ đứng thứ 2, sau In-đô-nê-xia trong ASEAN. Hàng năm, có khoảng 2,1-2,4% người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, tương đương với khoảng 1,1-1,3 triệu người (Phụ lục 11). Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên (15- 24 tuổi) khoảng 550.000 người; cử nhân tốt nghiệp đại học thất nghiệp chiếm tới khoảng 220.000-240.000 (khoảng 4%) [127]. Như vậy, Việt Nam có tiềm lực về số lượng lao động có thể di chuyển đi làm việc ở nước ngoài do việc làm trong nước không đủ cho số lao động muốn làm việc trên thị trường.
Về mặt chất lượng, như phân tích tại 3.3.2, dòng di chuyển lao động của Việt Nam sang các nước nội khối ASEAN trong thời gian qua chủ yếu là lao động không có kỹ năng, trong những ngành nghề không yêu cầu trình độ kỹ thuật cao, nhiều nhất là thợ thủ công, tiếp theo là các ngành dịch vụ, lao động giản đơn và các ngành công nghiệp chế biến.
Quy mô lao động kỹ năng của Việt Nam trong 8 nghề được di chuyển tự do trong nội khối ASEAN rất nhỏ (bảng 3.8). Tổng số kỹ sư, y tá, kiến trúc, bác sĩ, nha sĩ, dịch vụ kế toán, điều tra viên, du lịch chỉ có 37,8 ngàn (trong đó nam 21,2 ngàn và nữ 16,6 ngàn), chỉ chiếm 1,3% tổng LLLĐ của Việt Nam.
Quy mô lao động Việt Nam trong 7 ngành nghề thấp hơn đáng kể so với các quốc gia khác trong khu vực, kể cả so với Cam-pu-chia và Lào.
Để lại một bình luận