a. Kế toán thanh toán Lệnh chi hay UNC cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
– Quy trình thanh toán:
– Quy trình kế toán:
Nhận lệnh chi (UNC) từ khách hàng, kế toán kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của lệnh chi, khả năng chi trả của tài khoản thanh toán. Nếu lệnh chi đủ điều kiện thanh toán kế toán vào sổ tài khoản chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính (lệnh chi không đủ điều kiện thanh toán được trả lại người chi trả ngay khi kiểm soát, xử lý lệnh chi).
Hạch toán:
Nợ TK tiền gửi thanh toán/người chi trả
Có TK tiền gửi thanh toán/người thụ hưởng
b. Kế toán thanh toán Lệnh chi hay UNC khác tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
– Quy trình thanh toán:
– Quy trình kế toán:
+ Tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người chi trả:
Khi nhận được Lệnh chi (hay UNC) từ khách hàng, kế toán thực hiện kiểm soát Lệnh chi (UNC), kiểm tra số dư TKTG người chi trả, nếu đủ điều kiện, trích tài khoản người chi trả, lập Lệnh chuyển Có thanh toán vốn cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng (tuỳ các tổ chức cung ứng lựa chọn phương thức thanh toán vốn mà hạch toán vào các tài khoản thích hợp), kế toán hạch toán:
Nợ TK tiền gửi thanh toán/người chi trả
Có TK thanh toán vốn giữa các TCCƯDVTT thích hợp
+ Tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng
Nhận được Lệnh chuyển Có từ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người chi trả, thực hiện kiểm soát Lệnh, nếu đúng kế toán hạch toán:
Nợ: TK thanh toán vốn TCCƯDVTT thích hợp
Có: – TKTG thanh toán/người thụ hưởng (nếu người thụ hưởng có tài khoản tại tổ chức nhận chuyển tiền); hoặc
– TK chuyển tiền phải trả (nếu người thụ hưởng không có tài khoản tại tổ chức nhận chuyển tiền)
Trường hợp đã hạch toán vào tài khoản chuyển tiền phải trả, tuỳ nhu cầu khách hàng, ngân hàng sẽ tất toán TK này và trả tiền cho khách hàng.
Về thu phí và thuế GTGT đối với UNC thanh toán khác TCTƯDVTT do TCCƯDVTT phát sinh chuyển tiền thu. Phương pháp hạch toán phí và thuế GTGT giống phần thanh toán Séc đã trình bày ở phần trên.
Để lại một bình luận