Trong quan hệ lao động NLĐ luôn ở vị trị yếu thế hơn, phụ thuộc và chịu sự quản lí, điều hành của chủ DN. Để tránh dẫn đến những thiệt thòi và tạo ra quan hệ lao động được bình đẳng hơn, PLLĐ đã có những quy định để bảo vệ NLĐ, hạn chế sự lạm quyền của chủ DN. Để thực thi các quyền này cũng như xác định một quan hệ lao động chính thức thì NLĐ và chủ DN ký kết một văn bản pháp lý mang tên HĐLĐ. Theo đó, HĐLĐ là văn bản pháp lý để xác lập quyền, lợi ích và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Đây là một chế định ra đời cùng với PLLĐ và là một chương bắt buộc trong PLLĐ của các quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam: “HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong QHLĐ” [33]. Bàn về HĐLĐ chính là một thỏa thuận, thể hiện sự thống nhất ý chí giữa NSDLĐ và NLĐ về các quyền trong PLLĐ, các cam kết về lợi ích cao hơn các quyền đó. HĐLĐ bao gồm các yếu tố như: có sự cung ứng bởi một công việc, có sự trả công lao động dưới dạng tiền lương, phụ thuộc về mặt pháp lý giữa NSDLĐ và NLĐ.
Các điều khoản đảm bảo quyền cho NLĐ trong HĐLĐ được cấu thành bởi những nội dung cốt lõi như: công việc cụ thể, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, phụ cấp, ATVSLĐ… Liên quan đến HĐLĐ cùng với các điều khoản đảm bảo quyền cho NLĐ thì ký đúng loại hợp đồng lao động theo tính chất công việc và chấm dứt HĐLĐ đúng PLLĐ là các quyền cơ bản của NLĐ. Bên cạnh đó, nhiều DN đã và đang ý thức được cần phải xem trọng và thực thi việc có các điều khoản đảm bảo lợi ích trong HĐLĐ (xem bảng 2.1).
Để lại một bình luận