Hệ thống giao dịch đang được sử dụng tại HSTC là hệ thống giao dịch bán tự động do Thái Lan cung cấp. Với khả năng giải quyết được 300.000 lệnh một phiên, qua một năm hoạt động, bước đầu hệ thống đã đáp ứng được nhu cầu giao dịch thử nghiệm để tập dượt với quy mô thị trường rất hạn chế. Dù mới chỉ sử dụng một năm, hệ thống này không thể nào tiếp tục đảm đương được chức năng hỗ trợ giao dịch khi nâng cấp HSTC thành VSE thì hai lý do sau đây:
-Một, công suất dự kiến, tính năng giao dịch và chức năng giám sát thị trường của hệ thống giao dịch hiện hành còn thiếu hạn chế và bất cập vì ngay trong thiết kế ban đầu, hệ thống này chỉ được sử dụng trong vòng 2-3 năm với dung lượng thị trường khoảng 30-40 cổ phiếu niêm yết. Rõ ràng chỉ riêng với hai hạn chế này, hệ thống giao dịch hiện tại không thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch và yêu cầu giám sát thị trường ngày càng phức tạp trong thời gian tới.
-Hai, tính chắp vá, thiếu đồng bộ và lạc hậu của hệ thống giao dịch hiện hành của cả HSTC lẫn các công ty chứng khoán. Tại HSTC, lúc mới đi vào hoạt động, phần cứng của sàn giao dịch tại HSTC dựa trên phần mềm do các kỹ sư tin học Mỹ thiết kế cho Thái Lan cách đây hơn 20 năm. Do vậy, muốn sử dụng các bàn phím của các máy vi tính DCTERM (Direct Connect Terminal) để nhận lệnh vào hệ thống các phím chức năng thực tế. Thêm vào đó, bảng điện tử do Tập đoàn Chinfon (Đài Loan) tài trợ cũng là thiết bị quá cũ kỹ và lỗi thời.
Tại các công ty chứng khoán, do phải tự trang bị, hệ thống giao dịch tại các công ty chứng khoán được trang bị không đồng nhất vì nó được thiết lập theo quan điểm và thế mạnh của từng đơn vị. Thời gian đầu, phương thức để chuyển lệnh của nhà đầu tư cho đại diện giao dịch tại sàn được các công ty sử dụng phổ biến là cầm ngay các phiếu lệnh do nhà đầu tư đặt để trao tay cho môi giới tại sàn (đối với các công ty ở gần HSTC) hoặc dùng fax. Sau này, nhiều công ty đã tự phát triển các phân lệnh nhận và chuyển lệnh từ sàn giao dịch của các công ty sang sàn giao dịch của HSTC hoặc thuê Công ty FPT viết.
Hệ thống lưu ký và thanh toán
Nếu như phần mềm của hệ thống giao dịch phải lệ thuộc vào trợ giúp kỹ thuật của các chuyên gia nước ngoài thì phần mềm của hệ thống lưu ký và thanh toán lại do các kỹ sư tin học của Công ty FPT viết. Tuy lần đầu tiên một Công ty tin học trong nước tham gia thiết kế các phần mềm điện toán trong lĩnh vực chứng khoán nhưng qua một năm hoạt động, hệ thống này kết nối thông suốt với hệ thống giao dịch, xử lý được các bài toán đăng ký, chuyển nhượng, thanh toán chứng khoán trên cơ sở các dữ liệu giao dịch (kết quả khớp lệnh) do hệ thống giao dịch chuyển đến.
Tuy nhiên, cũng như hệ thống giao dịch, do đã bỏ qua thủ tục đấu thầu lẽ ra phải có vì phải khẩn trương đưa vào hoạt động, hệ thống lưu ký và thanh toán được xây dựng theo mô hình quản lý tài khoản của các thành viên lưu ký hiện nay cũng mới chỉ đáp ứng được yêu cầu giao dịch trong khuôn khổ của một thị trường thử nghiệm dưới hình thức một Phòng Đăng ký – Thanh toán bù trừ – Lưu ký chứng khoán trực thuộc HSTC. Khi quy mô của thị trường mở rộng, khi loại giao dịch và phương thức giao dịch đã được phát triển, hệ thống này cũng cần phải được xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình công ty lưu ký chứng khoán độc lập để thích ứng với hệ thống giao dịch đã được xây dựng mới và sử lý được các bài toán quản lý và theo dõi các chứng khoán cầm cố, thực hiện việc đăng ký, lưu ký và thanh toán các giao dịch trái phiếu trên thị trường OTC, lưu ký cho các chứng quyền, kết nối hệ thống đăng ký, lưu ký, thanh toán trong nước với các tổ chức thanh toán và lưu ký tập trung ở nước ngoài để thực hiện các giao dịch xuyên quốc gia.
Để lại một bình luận