1. Kế toán chuyển đổi ngoại tệ trong nước
Chuyển đổi ngoại tệ trong nước có thể bằng tiền mặt hoặc trích từ tài khoản tiền gửi của khách hàng.
a. Kế toán chuyển đổi ngoại tệ bằng tiền mặt.
Ví dụ 1: Khách hàng A cần đổi 1.000 USD ra EUR với tỷ giá:
Căn cứ vào số ngoại tệ nhận đổi và số ngoại tệ đổi đi, kế toán lập chứng từ hạch toán:
Bút toán 1: Thu ngoại tệ của khách hàng (USD).
Nợ: – TK Tiền mặt ngoại tệ (SH 1031)
Có: – TK Chuyển đổi ngoại tệ trong nước (SH 479)
Bút toán 2: Chi ngoại tệ đổi cho khách hàng (EUR)
Nợ: – TK mua bán ngoại tệ kinh doanh (SH 4711)
Có: – TK Tiền mặt ngoại tệ (SH 1031)
Bút toán 3: Kết chuyển số ngoại tệ nhận đổi vào TK 4711 để tất toán TK 479
Nợ: – TK chuyển đổi ngoại tệ trong nước (SH 479)
Có: – TK mua bán ngoại tệ kinh doanh (SH 4711)
Bút toán 4: Quy đổi ra VND hai loại ngoại tệ chuyển đổi để phản ánh vào TK 4712 phục vụ đánh giá kết quả chuyển đổi ngoại tệ
Nợ: – TK thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh (SH 4712)
+ Tiểu khoản của ngoại tệ nhận đổi.
Có: – TK thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh (SH 4712)
+ Tiểu khoản của ngoại tệ đổi đi.
Theo ví dụ 1 hạch toán:
b. Kế toán chuyển đổi ngoại tệ bằng cách trích tài khoản tiền gửi (số lượng chưa cụ thể ) để đổi lấy ngoại tệ khác có số lượng cụ thể.
Ví dụ 2: Khách hàng B yêu cầu trích tài khoản tiền gửi bằng USD để đổi lấy 100.000 EUR theo tỷ giá như ví dụ 01. tính số USD cần trích tài khoản tiền gửi tương đương với 100.000 EUR.
Căn cứ số lượng ngoại tệ nhận đổi và số lượng ngoại tệ đổi đi, kế toán lập chứng từ hạch toán:
Bút toán 1:
Nợ: – TK tiền gửi ngoại tệ của khách hàng : 110.133,3 USD
Có: – TK chuyển đổi ngoại tệ trong nước (479) : 110.133,3 USD
Bút toán 2:
Nợ: – TK mua, bán ngoại tệ kinh doanh (4711) : 100.000 EUR
Có: – TK tiền gửi ngoại tệ của khách hàng : 100.000 EUR
Bút toán 3:
Nợ: – TK chuyển đổi ngoại tệ trong nước (479) : 110.133,3 USD
Có: – TK mua, bán ngoại tệ kinh doanh (4711) : 110.133,3 USD
Bút toán 4:
Nợ: – TK Thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh (4712)
+ Tiểu khoản USD : 1.652 tỷ VND
Có: – TK thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh (4712)
+ Tiểu khoản EUR : 1.652 tỷ VND
Quá trình chuyển đổi ngoại tệ diễn ra liên tục hàng ngày và được phản ánh đầy đủ, kịp thời trên tài khoản chuyển đổi ngoại tệ trong nước (TK 479). Xét về bản chất kinh tế thì nghiệp vụ chuyển đổi ngoại tệ cũng là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kinh doanh (mua, bán trực tiếp bằng ngoại tệ không thông qua VND) nên phải đánh giá kết quả chuyển đổi ngoại tệ để phản ánh vào tài khoản thu nhập nếu lãi, hoặc tài khoản chi phí nếu lỗ trong từng kỳ kế toán hoặc trong một thời kỳ đánh giá lỗ, lãi để xác định các mối quan hệ kinh tế khác.
Để đánh giá thực chất kết quả chuyển đổi ngoại tệ phải chuyển đổi tất cả các loại ngoại tệ (như EUR, JPY…) ra một loại ngoại tệ tiêu biểu hoặc ra một loại ngoại tệ có thể dễ dàng bán để lấy đồng Việt Nam. Loại ngoại tệ tiêu biểu thường dùng là USD. Từ loại ngoại tệ tiêu biểu (USD) có thể bán cho các đơn vị trong nước lấy tiền VND, sau đó chuyển vào tài khoản thu nhập nếu lãi (tài khoản chuyển đổi ra loại ngoại tệ cuối cùng dư Có), chuyển vào tài khoản chi phí nếu lỗ (tài khoản chuyển đổi ra loại ngoại tệ cuối cùng dư Nợ).
– Biện pháp nghiệp vụ để chuyển đổi các loại ngoại tệ ra loại ngoại tệ tiêu biểu thường là mua, bán ngoại tệ ở nước ngoài thông qua tài khoản NOSTRO.
2. Kế toán chuyển đổi ngoại tệ ở nước ngoài
Trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ở nước ngoài thì nghiệp vụ chuyển đổi ngoại tệ là nghiệp vụ rất quan trọng vì nghiệp vụ chuyển đổi ngoại tệ ở nước ngoài vừa là nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thanh toán của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp là khách hàng của các ngân hàng thương mại vừa là nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.
Khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, có thể khách hàng Việt Nam có một loại ngoại tệ cần đổi ra loại ngoại tệ khác để thanh toán với khách hàng ở nước ngoài theo hợp đồng mua bán hàng hoá đã ký kết. Trong khi đó loại ngoại tệ mà khách hàng cần đổi lại không có trên tài khoản NOSTRO ở nước ngoài, do đó phải trích một lượng ngoại tệ trên tài khoản NOSTRO bán đi để mua loại ngoại tệ khách hàng cần để thanh toán.
Kinh doanh ngoại tệ ở nước ngoài của ngân hàng thương mại chủ yếu áp dụng chuyển đổi các loại ngoại tệ trên tài khoản NOSTRO nhằm tạo ra chênh lệch tỷ giá để thu lời.
Để đảm bảo nghiệp vụ kinh doanh này có hiệu quả các ngân hàng thương mại phải tổ chức theo dõi chặt chẽ biến động tài khoản NOSTRO và diễn biến tỷ giá các loại ngoại tệ trên thị trường quốc tế để phán đoán xu hướng tăng, giảm của từng loại ngoại tệ. Nếu thấy loại ngoại tệ nào có tỷ giá biến động theo xu hướng giảm thì phải báo ngay cho ngân hàng nước ngoài để mua loại ngoại tệ có tỷ giá theo xu hướng tăng, có như vậy mới tránh được rủi ro về tỷ giá và đảm bảo kinh doanh có lãi.
Chuyển đổi ngoại tệ ở nước ngoài phục vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ ở nước ngoài có chung phương pháp hạch toán nhưng phải đảm bảo phản ánh được doanh số chuyển đổi của từng loại ngoại tệ, tập trung ngoại tệ chuyển đổi vào tài khoản mua, bán ngoại tệ kinh doanh (TK 4711) và xác định được kết quả kinh doanh quy về VND để giải quyết các mối quan hệ khác như nộp thuế GTGT…
Trình tự hạch toán chuyển đổi ngoại tệ ở nước ngoài:
– Bước 1: Nhờ ngân hàng nước ngoài trích tài khoản NOSTRO để chuyển đổi ra ngoại tệ khác, ghi:
Nợ: – TK chuyển đổi ngoại tệ thanh toán với nước ngoài (561)- tiểu khoản ngoại tệ đổi đi
Có: – TK NOSTRO (1331) – TK ngoại tệ đổi đi
– Bước 2: Khi nhận được giấy báo của ngân hàng nước ngoài đã thực hiện việc chuyển đổi ra ngoại tệ khác, ghi:
Nợ: – TK NOSTRO (1331) – TK ngoại tệ nhận đổi
Có: – TK mua, bán ngoại tệ kinh doanh (4711) – TK ngoại tệ nhận đổi
Đồng thời hạch toán số ngoại tệ đã chi ra để chuyển đổi:
Nợ: – TK mua, bán ngoại tệ kinh doanh (4711) – TK ngoại tệ đổi đi
Có: – TK chuyển đổi ngoại tệ thanh toán với nước ngoài (561) – TK ngoại tệ đổi đi
– Bước 3: Phản ánh quy đổi VND giữa hai loại ngoại tệ:
Nợ: – TK thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh (4712)
+ Tiểu khoản của ngoại tệ nhận đổi
Có: TK thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh (4712)
+ Tiểu khoản của ngoại tệ đổi đi
Nghiệp vụ đánh giá kết quả chuyển đổi ngoại tệ rất phức tạp nên phải tổ chức hạch toán một cách chính xác; thường xuyên theo dõi sát tình hình biến động tỷ giá trên thị trường quốc tế để lựa chọn mua, bán từng loại ngoại tệ sao cho đạt kết quả cao nhất, tránh tình trạng thua thiệt về tỷ giá.
Để lại một bình luận