– Nâng cao năng lực giám sát thị trường chứng khoán của Ủy ban chứng khoán nhà nước. Để làm được điều này, cần:
+ Hoàn thiện khung pháp lý, mở rộng nhiệm vụ, quyền hạn của Sàn giao dịch chứng khoán trong giám sát;
+ Xây dựng quy trình giám sát đồng bộ, nhất quán để các đơn vị liên quan lấy làm cơ sở xây dựng các quy định, quy tắc nhằm ngăn chặn các hành vi thao túng thị trường;
+ Nâng cao trình độ cho cán bộ giám sát, hiện đại hóa hệ thống giám sát bằng cách: cải thiện tính năng của các phần mềm giám sát, trên cơ sở tương thích với hệ thống giao dịch điện tử; chuẩn hóa các nghiệp vụ giám sát, nâng cao chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác giám sát.
– Nghiên cứu thành lập cơ quan giám sát dịch vụ tài chính độc lập để thực hiện các nhiệm vụ như: hoạch định chính sách và các tiêu chí giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính (bảo hiểm, các công ty tài chính, công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính); thanh tra giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực dịch vụ tài chính; cung cấp các thông tin về phân tích dự báo đối với hoạt động của thị trường dịch vụ tài chính.
– Hoàn thiện chính sách bảo vệ các nhà đầu tư trong nước và khuyến khích các tổ chức đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
– Ủy ban chứng khoán nhà nước luôn chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, cập nhật và áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý.
– Phối kết hợp với truyền thông nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho các nhà đầu tư, trong đó chú trọng nâng cao kiến thức cho các nhà đầu tư cá nhân, nhằm hạn chế phong trào đầu tư chạy theo số đông, thói quen đầu tư thiếu chuyên nghiệp, gây thiệt hại cho bản thân nhà đầu tư và phá vỡ quy luật của thị trường.
– Khuyến khích các trường đại học, các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp phổ cập thông tin về kiến thức chứng khoán, và thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và thế giới.
Để lại một bình luận