Đối với công cụ cổ phiếu
– Đảm bảo công cụ cổ phiếu tăng quy mô huy động trên TTCK so với trái phiếu và chứng chỉ quỹ, đạt cơ cấu giá trị huy động cổ phiếu tổng mức vốn huy động trên thị trường.
– Đảm bảo chất lượng phát hành cổ phiếu của các công ty trên thị trường chứng khoán tập trung bằng các giải pháp sau:
+ Chấm dứt việc các công ty có đủ điều kiện phát hành ra công chúng nhưng vẫn thực hiện phát hành riêng lẻ;
+ Gắn việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với việc niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung sau một thời gian nhất định, không quá 90 ngày. Đối với các công ty đã cổ phần hóa mà có tỉ lệ cổ phần nắm giữ cao của nhà nước thì tiếp tục phát hành bán cổ phiếu rộng rãi ra công chúng theo quy định của Chính phủ;
+ Đảm bảo tăng tỷ lệ công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần thực hiện niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung. Trường hợp phát hành thêm cổ phiếu mới thì thực hiện phát hành rộng rãi 100% ra công chúng;
+ Đảm bảo các công ty cổ phần mới thành lập huy động vốn cổ phần và giao dịch mua bán, chuyển nhượng các cổ phiếu công khai trên thị trường chứng khoán phi tập trung;
+ Khuyến khích các công ty đại chúng niêm yết, đăng ký giao dịch nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định;
+ Thực hiện minh bạch hóa các hoạt động của doanh nghiệp; có quy định chế độ công khai bắt buộc đối với các thông tin cơ bản của tất cả các loại hình doanh nghiệp;
+ Nâng cao khả năng giám sát của Ủy ban chứng khoán đối với hoạt động phát hành, mua bán trên thị trường; xử lý nghiêm và công bố thông tin rộng rãi các trường hợp vi phạm quy định của nhà nước về hoạt động chứng khoán;
+ Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp lý theo hướng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
Đối với công cụ trái phiếu
– Mở rộng hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương trên thị trường chứng khoán; cho phép phát hành trái phiếu để huy động vốn cho các dự án, công trình không thuộc phạm vi đầu tư của ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
– Xóa bỏ các hình thức bao cấp, cho vay theo chỉ định, xóa nợ đối với các công ty nhà nước, quy định các công ty nhà nước thực hiện phát hành trái phiếu để huy động vốn trên thị trường phục vụ hoạt động kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng cổ phần hóa có thể phát hành trái phiếu chuyển đổi để hỗ trợ tiến trình cổ phần hóa;
+ Duy trì các giao dịch trái phiếu Chính phủ thường xuyên trên thị trường thứ cấp thông qua hệ thống các nhà tạo lập thị trường để hình thành mức giá giao dịch trên thị trường và đảm bảo cho trái phiếu chính phủ trở thành chứng khoán phi rủi ro, hỗ trợ cho việc đầu tư cổ phiếu.
Đối với công cụ chứng chỉ quỹ đầu tư và trái phiếu công ty trên thị trường chứng khoán:
– Cần xem việc phát triển thị trường trái phiếu công ty như là kênh huy động vốn quan trọng của doanh nghiệp.
– Xây dựng các văn bản pháp luật với quy định rõ ràng về phát hành trái phiếu công ty; cho phép thực hiện nghiệp vụ chứng khoán hóa tài sản; quy định rõ các loại trái phiếu doanh nghiệp như, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu ghi danh, trái phiếu vô danh, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc quyền mua, trái phiếu chuyển đổi,v.v…
– Lãi suất được xác lập trên cơ sở giá cả thị trường trái phiếu (quan hệ cung cầu thị trường trái phiếu), tránh quy định áp đặt trần lãi suất.
Đối với công cụ chứng khoán phái sinh.
Thị trường chứng khoán phái sinh chỉ phù hợp khi thị trường chứng khoán cơ sở đã đạt tới một mức độ phát triển nhất định. Ngày 11/03/2014.
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 05/05/2015. Về cơ bản, hệ thống pháp luật hiện có cho phép thị trường phái sinh đi vào hoạt động. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động hiệu quả của thị trường chứng khoán phái sinh, Chính phủ thực thi một số điều kiện và giải pháp sau:
– Tiếp tục hoàn chỉnh khung pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh. Tuy nhiên, trong Luật Chứng khoán hiện hành chưa có quy định pháp lý đối với thị trường này và các sản phẩm chứng khoán phái sinh. Vấn đề khó khăn là trong phạm vi tổ chức IOSCO, đối với chứng khoán phái sinh, tổ chức này không đưa ra những nguyên tắc cụ thể về sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của cơ quan quản lý chứng khoán cụ thể. Điều này phụ thuộc vào luật pháp của từng quốc gia và không có thông lệ quốc tế riêng cho chứng khoán phái sinh.
– Tăng cường truyền bá kiến thức cho nhà đầu tư thông qua phương tiện truyền thông là một trong những định hướng phát triển thị trường phái sinh của Chính phủ trong thời gian tới;
– Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh.
Để lại một bình luận