Trên cơ sở nghiên cứu tại chương 3, NCS nhận thấy một trong những yêu cầu quan trọng của việc chuyển từ mô hình tâm lý hành vi phổ biến sang mô hình hỗn hợp (mô hình tâm lý hành vi phổ biến và mô hình tuân thủ) hoặc hoàn toàn sang mô hình tuân thủ thì cơ quan quản lý thuế phải đẩy mạnh vai trò hỗ trợ NNT, xem đó là vai trò trọng tâm, là nội dung cốt lõi của quản lý thuế hiện đại.
Để thực hiện tốt công tác hỗ trợ NNT theo hướng tạo sự công bằng và thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế, cần thực hiện các biện pháp sau:
(1) Xây dựng, triển khai đa dạng các phương pháp, hình thức hỗ trợ NNT, đặc biệt chú trọng cung cấp các hình thức hỗ trợ qua hình thức điện tử trực tuyến, tập trung thống nhất;
(2) Tăng cường áp dụng các hình thức hỗ trợ NNT hiện đại, phù hợp với trình độ phát triển của xã hội như: Trung tâm giải đáp về thuế bằng điện thoại; hỗ trợ NNT thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo;
(3) Triển khai các hình thức cung cấp, tra cứu hoặc trao đổi thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN qua cổng thông tin điện tử ngành thuế và các phương tiện điện tử khác;
(4) Nâng cấp, vận hành các trang thông tin điện tử ngành thuế theo hướng thân thiện, thiết thực và hiệu quả;
(5) Công khai các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý tại trụ sở cơ quan thuế, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử ngành thuế;
(6) Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động hỗ trợ NNT: hợp tác, hỗ trợ các đại lý thuế thực hiện dịch vụ hỗ trợ NNT thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN;
(7) Hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển các đại lý thuế, từng bước nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của các đại lý thuế TNCN;
(8) Xây dựng và hoàn thiện quy trình hỗ trợ NNT theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hóa công tác tuyên truyền hỗ trợ và phù hợp thông lệ quốc tế.
Giải pháp này nhằm xây dựng môi trường quản lý thuế công khai minh bạch, không tham nhũng. Các giải pháp có thể là:
Tuyên truyền giáo dục cán bộ thuế để không tham nhũng và tham nhũng vặt.
Tạo môi trường không tham nhũng: thủ tục công khai minh bạch, tránh tiếp xúc cán bộ thuế và NNT (cổng thông tin điện tử, phần mềm, sử dụng công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo)
Để giải pháp này đạt hiệu quả đòi hỏi phải giáo dục cho cán bộ thuế hiểu việc tham nhũng dù là tham nhũng vặt thì cũng ảnh hưởng tới kết quả công việc vì làm giảm tính tuân thủ thuế TNCN của NNT như mô hình đã chứng minh tại chương 3. Như vậy, nếu muốn tăng hiệu quả quản lý thuế TNCN thì xây dựng được môi trường không tham nhũng. Để xây dựng môi trường không tham nhũng thì một mặt phải tiến hành tinh giảm biên chế bộ máy để có cơ sở tăng thêm thu nhập cho những cán bộ có chuyên môn và có khả năng làm việc với hiệu suất cao, một mặt là tạo động lực phát triển hệ thống CNTT như phần mềm, trí tuệ nhân tạo để tách việc gặp gỡ trực tiếp giữa cán bộ thuế và NNT. Lúc này cán bộ thuế chỉ đóng vai trò kiểm tra, giám sát trên hệ thống để phát hiện những hành vi vi phạm, như vậy thì các biện pháp xử lý sau đó đều được ghi nhận lại trong hệ thống, trên cơ sở đó đánh giá tính tuân thủ của NNT cũng như đánh giá công tác quản lý thuế TNCN của cán bộ quản lý thuế có đúng như quy định hay không, và như vậy thì cán bộ quản lý thuế không thể thay đổi kết quả giám sát qua hệ thống. NCS cho rằng giải pháp này sẽ thúc đẩy tính công khai, minh bạch và loại trừ tình trạng tham nhũng, tham nhũng vặt.
Để lại một bình luận