– Độ trễ xuất khẩu
Kết quả từ mô hình hồi quy chỉ ra hệ số ước lượng của biến độ trễ (LnExportijt-1) mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê cao 0,01. Điều đó chứng tỏ rằng có một mối tương quan giữa xuất khẩu của năm trước và xuất khẩu của năm sau. Khi giá trị xuất khẩu hàng chế biến của năm trước tăng lên 1% thì giá trị xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang EU năm sau sẽ tăng lên 0,703%. Lý do đơn giản là để thực hiện xuất khẩu hàng chế biến thì Việt Nam đã phải tiến hành đầu tư nhất định vào việc xây dựng mạng lưới, kênh phân phối và duy trì quan hệ thương mại với các nước thành viên EU.
– Tự do hóa thương mại của EU
Hệ số ước lượng của biến “tự do hóa thương mại” (TFjt ) có giá trị dương. Điều này thể hiện rằng, mức độ tự do thương mại của EU càng cao thì càng tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng chế biến nói riêng của Việt Nam sang EU. Khi tự do hóa thương mại tăng 1% thì xuất khẩu hàng chế biến sang EU tăng 0,029%.
– Thuế quan
Hệ số ước lượng của biến ASMTMjt mang giá trị âm. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết. Nghĩa là, khi mức thuế quan áp dụng, bình quân gia quyền đối với hàng chế biến của Việt Nam tăng lên 1% thì xuất khẩu mặt hàng này vào EU sẽ giảm 0,218%. Như vậy, thuế quan có ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường này.
– Vị trí tiếp giáp biển EU iến Landlockedj trong mô hình định lượng có hệ số ước lượng mang dấu âm, th hiện chiều hướng tác động tiêu cực đến xuất khẩu hàng chế biến. Nghĩa là Việt Nam có xu hướng xuất khẩu ít hơn sang các nước thành viên EU mà không tiếp giáp với bi en. Nếu các nước đối tác có vị trí địa lý không tiếp giáp với bi en thì xuất khẩu của Việt Nam sang các nước này sẽ thấp hơn so với trường hợp xuất khẩu sang nước có tiếp giáp với biển là 0,453%.
Để lại một bình luận