Với tư cách là kết quả của quá trình đổi mới và phát triển 30 năm qua, việc phân tích và nhận diện thực trạng nền kinh tế, doanh nghiệp ở chương III và dự báo bối cảnh quốc tế trong giai đoạn mới cho phép dựng nên bức tranh thực trạng tổng thể hiện nay của nền kinh tế Hải Phòng theo sơ đồ SWOT với những đường nét chính như sau:
Bảng ma trận “SWOT” do tác giả lập cho phép tiếp cận bức tranh cho các doanh nghiệp Hải Phòng từ góc độ các điểm “mạnh – yếu” cũng như những “thách thức – cơ hội” mà các doanh nghiệp đang đối mặt. Tuy một số nội dung còn bị khuyết thiếu hoặc bị mờ, song nó giúp hình dung một cách tổng thể về phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Hải Phòng, với những đường nét được coi là nổi bật. Trên thực tế, các nội dung đó đã được phân tích khá sâu sắc và cụ thể ở nhiều công trình nghiên cứu, nhất là trong khoảng 5 năm trở lại đây. Để phục vụ mục tiêu “phát triển Doanh nghiệp và nâng cao NLCT của doanh nghiệp”, sự phân tích ở đây chỉ tập trung vào một số điểm “nhấn” của thực trạng, chủ yếu là mặt “tồn tại”, điểm “yếu”, theo quan điểm “hướng tới tương lai, hướng về sự phát triển” cho các doanh nghiệp Hải Phòng.
Từ thực tiễn phát triển doanh nghiệp của Hải Phòng giai đoạn 2005-2015 cũng như yêu cầu đặt ra với Hải Phòng trong sự phát triển đến 2025 định hướng 2030, đặc biệt để thực hiện nghị Hội nghị lần thứ V- BCH TƯ khóa 12 về phát triển kinh tế tư nhân cũng như chương trình phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 được Chính phủ đặt ra, cụ thể:
Theo mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết 5 BCH TW khóa 12 “Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp” [80] và theo chương trình phát triển doanh nghiệp của Chính phủ đến năm 2020, cụ thể qua biểu đồ sau:
Với thành phố Hải Phòng, theo các phân tích ở chương 3 về thực trạng các doanh nghiệp đăng ký và hoạt động cũng như căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030, dự báo số doanh nghiệp cần và có thể phát triển đến năm 2030 như sau:
Không chỉ tập trung cao cho khởi nghiệp và tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp mà trong dự báo còn tính đến phương án ban hành các cơ chế chính sách để tỷ trọng số doanh nghiệp hoạt động tăng xấp xỉ 90% so với số lượng doanh nghiệp đã đăng ký cũng như chất lượng, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động tốt hơn. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng của khối doanh nghiệp tư nhân cao tốc độ tăng trưởng của kinh tế thành phố. Phấn đấu đóng góp của khu vực DN tư nhân vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 51-53% vào năm 2020, 55-56% vào năm 2025 và đạt 60-65% vào năm 2030.
Để lại một bình luận