Khi một doanh nghiệp không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính (ví dụ: không thể thanh toán các hóa đơn), doanh nghiệp đó được xem là không có khả năng thanh toán nợ. Vì tình trạng không có khả năng thanh toán nợ sẽ dẫn đến việc tài sản doanh nghiệp bị tịch biên, có thể dẫn đến phá sản, hoặc thậm chí phải đóng cửa doanh nghiệp, nên các nhà đầu tư và các chủ nợ nghiên cứu rất kỹ tỷ suất về khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp mà họ chuẩn bị đầu tư hoặc cho vay. Bằng cách đo khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp khi nợ đến hạn, tỷ suất về khả năng thanh toán nợ chỉ rõ khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Thuật ngữ khả năng thanh toán nợ trong tài chính có nghĩa là mức độ mà tài sản của công ty sẵn sàng được chuyển đổi thành tiền để thanh toán nợ. Có hai phương pháp đánh giá phổ biến là hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nợ nhanh.
Công thức của hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn khá đơn giản:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngán hạn = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn mà một công ty hoạt động hiệu quả cần duy trì phụ thuộc vào môi quan hệ giữa dòng tiền thu vào và nhu cầu thanh toán bằng tiền. Một công ty có dòng tiền thu vào ổn định và liên tục hoặc các nguồn vốn khả dụng khác, như ngành dịch vụ công ích hoặc công ty xe taxi, có khả năng đáp ứng các khoản nợ hiện tại đến hạn một cách dễ dàng dù cho hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn không cao, chẳng hạn 1,1 (có nghĩa là cứ 1,0 USD từ các khoản nợ ngắn hạn thì công ty thu được 1,1 USD trong tài sản lưu động). Mặt khác, một công ty có chu kỳ phát triển và sản xuất sản phẩm dài hạn cần phải duy trì hệ sổ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lớn hơn.
Để xác định khả năng thanh toán tuyệt đối bằng tiền của một doanh nghiệp, chuyên viên phân tích có thể điều chỉnh hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng cách lấy tài sàn lưu động trừ đi tất cả các mục không thể thanh toán bằng tiền. Hệ số này, còn gọi là hệ số khả năng thanh toán nợ nhanh, được tính bằng cách lấy vốn khả dụng (tiền mặt, chứng khoán bán được, và các khoản phải thu) chia cho các khoản nợ ngắn hạn, không bao gồm lượng tồn kho.
Hệ số khả nàng thanh toán nợ nhanh = Vón khả dụng / Nợ ngắn hạn.
Nhưng có một nghịch lý là một công ty có thể có nhiều tài sản – bất động sản, trang thiết bị, máy móc, xe cộ, nhà kho với lượng hàng tồn kho nhiều – nhưng vẫn gặp rủi ro không có khả năng thanh toán nợ nếu hệ số của tài sản lưu động (vốn khả dụng) không đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán các hóa đơn đến hạn. Các công ty cho vay không muốn nhận thanh toán bằng xe cộ, máy móc, họ muốn được trả bằng tiền.
Như đã thảo luận, mức độ các khoản nợ và nợ dài hạn hỗ trợ doanh nghiệp đối lập với phần vốn góp của chủ sở hữu được gọi là đòn bẩy tài chính. Một công ty có tỷ lệ vay nợ cao so với vốn góp của cổ đông được xem là có đòn bẩy tài chính cao. Đối với chủ sở hữu, lợi thế của việc nợ nhiều là tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư thực tế có thể cao hơn một cách bất tương xứng khi công ty tạo ra lợi nhuận. Mặt khác, tỷ lệ vay nợ cao sẽ có hại khi dòng tiền giảm, vì lãi suất trên nợ là nợ phải trả trên hợp đồng – có nghĩa là dù tình hình kinh doanh tốt hay xấu thì đều phải thanh toán. Một công ty có thể bị phá sản do bị thúc ép thanh toán lãi đến hạn trên khoản nợ còn tồn đọng.
Tỷ lệ nợ được sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính vì nó cho biết tác động của đòn bẩy tài chính. Có nhiều cách tính, nhưng ở đây chỉ nêu ra hai cách. Cách đơn giản nhất là:
Tỷ lệ nợ = Tổng nợ / Tổng tài sàn
Bạn cũng có thể tính tỷ lệ nợ so với vốn cổ phần bằng cách chia tổng số nợ phải trả cho vốn góp của các cổ đông:
Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần = Tổng nợ phải trả / Vốn cổ phần.
Các chuyên viên phân tích phải cẩn thận khi giải thích các chỉ số này vì không có phép đo nào chính xác tuyệt đối. Vậy nên khi bạn nghe ai nói “Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty là 1/2 (hoặc 50%)”, bạn nên hỏi người đó xem nợ ở đây bao gồm những gì. Nợ được cấp vốn toàn bộ, tức là tất cả các khoản nợ có tính lãi suất, có thể là thước đo nợ tốt nhất.
Thông thường, khi tỷ lệ này tăng, lợi nhuận cho chủ sở hữu cũng tăng, nhưng đồng thời cũng có rủi ro. Các chủ nợ hiểu rất rõ mối quan hệ này nên thường đưa ra những hạn chế cụ thế trong mức cho vay; nếu vượt qua các mức hạn chế đó họ sẽ không cho vay.
Các chủ nợ cũng sử dụng tỷ lệ bù đắp lãi suất để ước tính mức độ an toàn khi cho các doanh nghiệp tư nhân vay tiền. Hầu hết mỗi công ty đều cam kết sẽ thanh toán tiền mặt nếu có khả năng thanh toán nợ. Thanh toán lãi suất là một trong những cam kết này. Hệ số đo khả năng thanh toán lãi suất của một doanh nghiệp được gọi là tỷ lệ bù đắp lãi suất. Công thức tính như sau:
Tỷ lệ bù đẳp lãi suát = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Chi phi lãi suất.
Số lần thanh toán lãi suất được chi trả bởi thu nhập trước thuế (EBIT) thể hiện mức độ mà thu nhập không gây ra tình trạng không thanh toán được nợ. Trong nhiều trường hợp, đây không phải là việc kiểm tra khả năng thanh toán nợ. Ví dụ, nếu phải cắt giảm một nửa EBIT vì suy thoái hoặc một nguyên nhân khác, liệu doanh nghiệp có còn đủ thu nhập để thanh toán nợ lãi hay không?
Để lại một bình luận