ASEAN đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể trong việc hỗ trợ di chuyển của lao động kỹ năng, thể hiện trong việc hình thành và ký kết các MRAs, Hiệp định MNP và AQRF trong thời gian vừa qua.
Các Thoả thuận công nhận lẫn nhau (MRAs) là một trong những dấu ấn có ý nghĩa quan trọng đối với ASEAN, khẳng định cam kết về hội nhập sâu rộng của khu vực, vượt qua tất cả các lo ngại về an ninh- chính trị, về tác động đối với thị trường lao động. Với trình độ phát triển kinh tế không đồng đều và chất lượng của hệ thống giáo dục, đào tạo khác nhau song ASEAN đã có những thoả thuận mang tính đột phá, là kim chỉ nam của việc hội nhập lớn nhất, đó là về nguồn lực con người.
Ở một chừng mực nào đó, MRAs hướng tới một thị trường lao động tự do dịch chuyển tương tự như EU để hỗ trợ cho việc lưu thông và di chuyển tự do của luồng đầu tư, hàng hoá và dịch vụ và của con người – người lao động. Để hiện thực hoá điều này, rất nhiều các cơ quan và cơ chế của ASEAN đã được thành lập, ví dụ như Uỷ ban Điều phối chung của ASEAN về Nha sỹ (AJCCD) bao gồm 2 đại diện được chỉ định từ các cơ quan chức năng liên quan đến chuyên ngành nha sỹ của mỗi nước. Ngành kỹ sư và kiến trúc sư còn tạo ra một cơ quan đăng ký bao phủ toàn ASEAN – Cơ quan đăng ký kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN (ACPER) và Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN (AAC) để thực hiện thống nhất và tập trung quá trình công nhận và cấp chứng chỉ này.
Dù tiến độ chậm chạp trong việc thúc đẩy di chuyển thật sự của lao động có kỹ năng, MRAs với sự bổ sung của AQRF vào năm 2014, đã tạo ra những áp lực đối với sự chuyển dịch của các hệ thống giáo dục và đào tạo các nước do đặt ra một Khung tham chiếu trình độ chung và khuyến khích các nước sử dụng như một chuẩn mực để có thể so sánh, đối chiếu với hệ thống và bậc, trình độ của các nước thành viên khác. Thông qua quá trình này, bản thân các nước cũng sẽ có thể tìm ra được những khoảng trống, những thiếu sót trong hệ thống giáo dục của nước mình và cập nhật, bổ sung cho phù hợp với các nước cần so sánh và công nhận. Nhờ đó, các khung khổ, các hệ thống giáo dục-đào tạo có thể tiệm cận với các tiêu chuẩn khu vực chung, nâng sức cạnh tranh của hệ thống giáo dục của các nước thành viên
Dù đã đạt được một số thành tựu song việc thực hiện MRAs đang gặp những trở ngại to lớn, làm cản trở khả năng di chuyển tự do của lao động có kỹ năng và các chuyên gia. Báo cáo của ADB (2015) “Đạt được mục tiêu di chuyển kỹ năng trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Thách thức, cơ hội và ý nghĩa về chính sách” [57] đã chỉ ra những vấn đề này, đó là:
Để giải quyết những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện MRAs, ASEAN cần phải có những giải pháp phù hợp, bao gồm:
Để lại một bình luận