Kinh tế thế giới đang trong quá trình khôi phục sau thời gian khủng hoảng trầm trọng. Tuy rằng tốc độ phục hồi còn chậm nhưng đã có những dấu hiệu rõ ràng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo rằng tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng tăng lên từ 3,16% năm 2016 đến 3,80% năm 2020 và 3,86% năm 2021. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Kinh tế toàn cầu dần hồi phục có thể được coi là cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, tăng giá trị kim ngạch và mở rộng các mặt hàng xuất khẩu.
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc hiện nay dẫn đến xu hướng tự do hóa thương mại diễn ra sôi động cả ở quy mô khu vực và thế giới. Xuất hiện ngày càng nhiều hình thức liên kết kinh tế mới, các định chế tài chính quốc tế, khu vực, các hiệp định kinh tế song phương, đa phương thế hệ mới. Việc cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế quan thông qua việc ký kết các FTA sẽ gỡ bỏ các rào cản thương mại giúp hoạt động xuất nhập khẩu được phát triển hơn. Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động với vị trí địa kinh tế – chính trị chiến lược ngày càng quan trọng trên thế giới. Đây cũng là khu vực động lực cho tăng trưởng thương mại toàn cầu. Các liên kết kinh tế đang được phát triển tại khu vực này, tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho các quốc gia trong khu vực tiếp tục mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại. ASEAN trở thành Cộng đồng, giữ vững vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế trong khu vực. CPTPP đã được ký kết vào ngày 09/03/2018. Đây được coi là một hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao, ngoài việc đề cập đến các lĩnh vực truyền thống thì Hiệp định còn giải quyết những vấn đề phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ,… Điều này sẽ là động lực quan trọng trong việc thúc đẩy trao đổi thương mại trong khu vực và phát triển xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.
Sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên cả về thế và lực, uy tín quốc tế của đất nước dần được nâng cao. Việt Nam ngày càng tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Giai đoạn tới là thời kỳ Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN, WTO và tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn nhiều so với thời kỳ trước. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang tích cực và chủ động đàm phán, ký kết và thực hiện các FTA đa phương, song phương và khu vực. Trong một vài năm trở lại đây, với những nỗ lực trong các cuộc đàm phán, Việt Nam đã ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đó là: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA); Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu (VN-EAEU FTA); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái B ình Dương (CPTPP). Ngoài ra, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013 và đến nay vẫn đang trong quá trình đàm phán. Hiệp định này gồm 10 nước ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật B ản, Ấn Độ, Australia, New Zealand. Theo dự báo, RCEP sẽ đem đến nhiều cơ hội mới cho nền xuất khẩu cũng như doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là ngành chế biến và xuất khẩu gỗ. RCEP là thỏa thuận thương mại lớn, bao gồm các điều khoản về tiếp cận thị trường hàng hóa, quy tắc xuất xứ, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, thuận lợi hóa thương mại, thương mại điện tử… Như vậy, việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới mang lại các cơ hội đ thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, tăng cường khả năng tiếp cận nhiều thị trường hơn và đẩy mạnh phát triển xuất khẩu hàng hóa.
Để lại một bình luận