Thị trường tài chính của Mỹ gồm 3 thị trường bộ phận: (i) Thị trường cổ phiếu; (ii) Thị trường trái phiếu và (iii) Thị trường tiền tệ; trong đó, TTTT là một bộ phận lớn, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của Mỹ. Đây là nơi các ngân hàng, các công ty lớn, các tổ chức giao dịch, mua bán, trao đổi nhằm nhu cầu vốn ngắn hạn và là nơi NHTW (Cục Dữ trữ Liên bang – FED) thực hiện các nghiệp vụ thị trường mở nhằm kiểm soát lãi suất và lượng tiền cung cho nền kinh tế.
TTTT của Mỹ là một thị trường phát triển, có tầm ảnh hưởng tới các thị trường tài chính và tiền tệ khác trên thế giới, thể hiện qua những điểm chính sau:
(i) Số lượng thành viên tham gia thị trường đa dạng; gồm:
– Người đi vay trên thị trường, là các ngân hàng trong và ngoài nước; Bộ Tài chính; các doanh nghiệp; các cơ quan Chính phủ; Chính quyền các bang và địa phương;
– Người cho vay trên thị trường ngoài các đối tượng kể trên, còn có các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí nhà nước và tư nhân, các quỹ tương hỗ, các tổ chức tài chính;
– Các nhà môi giới (brokers);
– Các nhà giao dịch (dealers);
– Các ngân hàng trung tâm tiền tệ (money market/money center banks).
Trong đó, FED, Bộ Tài chính, các nhà môi giới và các ngân hàng trung tâm tiền tệ (money market/money center banks) giữ vai trò trung tâm.
(ii) Khối lượng giao dịch trên thị trường rất lớn. Giá trị giao dịch hàng ngày lên tới trên 700 tỷ USD.
(iii) Các thành viên tham gia thị trường đều có chuyên môn cao, kỹ năng thành thạo danh dự, uy tín, độ tin cậy cao là yếu tố được đặc biệt coi trọng. Các nhà môi giới, các nhà đầu tư, người đi vay hàng ngày có thể thực hiện các giao dịch trị giá hàng tỷ USD chỉ thông qua điện thoại nhưng ít xảy ra tình trạng bội ước.
(iv) Là thị trường luôn đổi mới với đa dạng các công cụ, sản phẩm mới được đưa vào giao dịch.
Để lại một bình luận