Chức năng của thị trường
TTTT có hai chức năng cơ bản sau:
Một là, điều tiết cung cầu về nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường, điều hòa nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu: Những chủ thể có nhu cầu vốn (Chính phủ, các doanh nghiệp, công ty, ngân hàng) có nhu cầu vay vốn có thể phát hành các công cụ nợ ngắn hạn để vay vốn trên thị trường. Những người mua công cụ nợ ngắn hạn là những người có nhu cầu tiết kiệm và đầu tư. Các công cụ nợ này là tài sản đối với người mua đồng thời là tài sản nợ (nghĩa vụ) đối với người bán. Như vậy, TTTT thực hiện chức năng điều tiết cung cầu về nguồn vốn ngắn hạn nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đời sống của các chủ thể trong xã hội, tận dụng triệt để nguồn vốn sẵn có trong nền kinh tế, tránh phát hành tiền mới của NHTW.
Hai là, cân đối, điều hòa khả năng chi trả giữa các ngân hàng, điều tiết lưu thông tiền tệ trong phạm vi quốc gia: Đối tượng chính tham gia trên TTTT là NHTW, các NHTM và các TCTD. Các ngân hàng có nguồn vốn tạm thời dư thừa có thể tìm đến các ngân hàng có nhu cầu vay vốn để đầu tư sinh lời qua đó đảm bảo nguồn vốn kinh doanh hoặc đảm bảo khả năng thanh toán cho các ngân hàng thiếu vốn.
NHTW là một thành viên đặc biệt của TTTT. Thông qua các công cụ điều hành CSTT (dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn…) NHTW có thể kiểm soát và điều tiết được cơ số tiền tệ. Mặt khác, thông qua các hoạt động trên TTTT (quá trình luân chuyển vốn cũng như tình hình vốn khả dụng của các TCTD), NHTW sẽ thực thi quá trình điều tiết tiền tệ nhằm thực hiện mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ, qua đó truyền tải các thông tin, tín hiệu của NHTW tới nền kinh tế. Thực tiễn cho thấy, TTTT liên ngân hàng (thị trường mà các thành viên là ngân hàng) là thị trường hoạt động tích cực và năng động nhất, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khả dụng và đảm bảo khả năng chi trả cho các NHTM.
Phân loại thị trường tiền tệ
Có nhiều cách phân loại TTTT khác nhau, tùy theo mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
(i) Phân loại theo mục đích hoạt động (thị trường sơ cấp 7 và thị trường thứ cấp 8); theo đó, TTTT là thị trường thứ cấp, là nơi mua bán các GTCG.
(ii) Phân loại theo cách thức luân chuyển vốn (trực tiếp và gián tiếp): Theo đó, TTTT là thị trường trực tiếp (là kênh dẫn vốn trong đó vốn được chuyển trực tiếp từ người sở hữu vốn sang người sử dụng vốn). Trên thực tế, TTTT trực tiếp thường được gọi là thị trường mua bán các GTCG ngắn hạn. Việc mua bán có thể tiến hành trực tiếp giữa chủ thể phát hành và người có nhu cầu hoặc có thể mua đi, bán lại qua hệ thống NHTM thông qua nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu các GTCG.
(iii) Phân loại theo cách thức tổ chức: TTTT bao gồm TTTT liên ngân hàng và thị trường mở.
(iv) Phân loại theo tiền tệ: TTTT được chia thành Thị trường nội tệ vàThị trường hối đoái (Foreign Exchange Market). Theo sự phân loại này, ta có thị trường nội tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Điểm đáng chú ý là công cụ hoạt động TTTT có rất nhiều những công cụ tài chính phái sinh như hợp đồng giao ngay (Spot), hợp đồng hoán đổi (Swap), hợp đồng kỳ hạn (Forward), hợp đồng quyền chọn (Option)… và nhiều khi thị trường giao dịch những công cụ này còn được gọi là thị trường công cụ phái sinh.
(v) Phân loại theo các hàng hóa, công cụ hoạt động của thị trường: TTTT được chia thành thị trường tín phiếu Kho Bạc, thị trường chứng chỉ tiền gửi, thị trường thương phiếu, thị trường kỳ phiếu ngân hàng, thị trường mua lại (repo), thị trường tín phiếu NHTW… nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của mỗi tác giả.
Trong phạm vi nghiên cứu, căn cứ theo khung phân tích, nghiên cứu sinh phân chia TTTT thành 02 thị trường bộ phận sau:
(i) Thị trường 1 (còn gọi là TTTT mở rộng): là nơi diễn ra các giao dịch giữa các định chế tài chính (ngân hàng) với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh – là thị trường vốn ngắn hạn giữa các chủ thế kinh tế như nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp và cả các cá nhân.
(ii) Thị trường 2 (còn gọi là TTTT liên ngân hàng): là nơi diễn ra các quan hệ vay mượn, mua bán tiền tệ lẫn nhau giữa các định chế tài chính và giữa NHTW với các định chế tài chính. Theo đó, TTTT liên ngân hàng chính là cửa sổ quan trọng để NHTW theo dõi được diễn biến của TTTT.
Để lại một bình luận