Tại các DN may tùy theo mục tiêu và quy mô của thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ mà khâu kiểm soát thực hiện được sử dụng khác nhau.
NLĐ các tiêu chuẩn định lượng và định tính. Trong đó tiêu chuẩn định tính là những tiêu chuẩn không thể hiện dưới dạng các số liệu còn tiêu chuẩn định lượng lại là những số liệu có thể đo lường được hoạt động này (xem bảng 4.5).
Các tiêu chuẩn kiểm soát thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ không tồn tại một cách độc lập mà đặt trong mối quan hệ với các tiêu chuẩn khác mức độ hài lòng của NLĐ về tiền lương phản ánh mức độ hấp dẫn cũng như mức trả lương cao hơn DN may cùng ngành. Cùng với đó là việc kiểm soát thực hiện phải gắn với trách nhiệm của người thực hiện. Cùng một tiêu chuẩn kiểm soát thực hiện nhưng với những người thực hiện khác nhau với chức trách và nhiệm vụ, mức độ thành thạo khác nhau thì tiêu chuẩn thực hiện có thể là khác nhau; Để kiểm soát thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ thì công việc đầu tiên là tăng cường thiết lập các tiêu chuẩn kiểm soát. Thiết lập các tiêu chuẩn này có khuynh hướng tập trung vào TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ.
Đo lường và đánh giá thực hiện phải đảm bảo: tính hữu ích có nghĩa là đo lường các chỉ tiêu cần thiết, quan trọng để tiến hành khắc phục và ngăn ngừa (nếu có) ví dụ như đo lường chỉ tiêu định lượng trong TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ trong DN; tính tin cậy ở đây có nghĩa là cho dù DN dùng phương pháp nào để đo lường bằng các phương pháp phân tích dữ liệu thống kê, sử dụng các dấu hiệu báo trước, quan sát trực tiếp và tiếp xúc cá nhân; tính cập thời là đảm bảo không lạc hậu, lỗi thời, kết quả sử dụng đảm bảo tính thời gian, không lỗi thời; tính hiệu quả hay chính là đo lường cần tính đến yếu tố chi phí bỏ ra để thực hiện các phương pháp đo lường DN sẽ áp dụng.
Các DN may cần coi trọng đo lường các kết quả chủ yếu của thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ. Việc đo lường thực hiện cần được tiến hành một cách “chủ động, chủ đích” trên cơ sở các tiêu chuẩn định tính và định lượng về thực hiện đảm bảo quyền và lợi ích đã được xác định. Để rút ra được những kết luận đúng đắn về kết quả thực hiện và nguyên nhân của những sai lệch. Việc đo lường cần được diễn ra thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, nhà quản trị thường không cho phép thời gian dài giữa các lần kiểm tra. Ngoài việc đo lường kết quả thực tế của thực hiện nhà quản trị cần dự báo kết quả mong đợi để đối chiếu với các tiêu chuẩn đảm bảo quyền và lợi ích với NLĐ từ đó có được biện pháp xem xét khắc phục, sửa chữa nhanh chóng, kịp thời.
Trong phân tích chênh lệch giữa tiêu chuẩn và kết quả thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ các DN may cần xem xét sự ăn khớp của các kết quả thực hiện đã đo lường so với các tiêu chuẩn định lượng và định tính về TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ ở bước đầu. Theo Mai Thanh Lan và Nguyễn Thị Minh Nhàn, (2016) phân tích chênh lệch giữa tiêu chuẩn và kết quả thực hiện cần tập trung vào phương pháp thu thập thông tin để phân tích chênh lệch cũng như sử dụng phương pháp phân tích tương quan (phân tích GAP).
* Phương pháp sử dụng tài liệu văn bản: Nhằm đánh giá sự chênh lệch giữa tiêu chuẩn và kết quả thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ trong các tài liệu như: số lượng lao động, cơ cấu, trình độ, HĐLĐ, bảng chấm công, bảng lương, chế độ phúc lợi… và các báo cáo tiến độ, báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động thực hiện đã diễn ra. Bên cạnh đó, nhật ký ghi chép cũng có thể xem là một tài liệu, văn bản nhằm làm rõ tiến độ thực hiện thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ để so sánh với tiêu chuẩn đã đặt ra nhằm phát hiện ra những chênh lệch trong những thời điểm, giai đoạn nhất định.
* Phương pháp quan sát các dữ kiện: Với phương pháp quan sát các dữ kiện, người được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ về HĐLĐ, giờ làm việc, ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp, lương và phúc lợi, tự do hiệp hội và thương lượng tập thể cũng như các khâu từ xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện.
* Phương pháp thảo luận nhóm: Giữa các nhân viên, bộ phận phụ trách hoạt động thực hiện thực hiện, lãnh đạo DN, các chuyên gia … Qua đó, cùng nhau trao đổi, đóng góp ý kiến về thực hiện thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ đã và đang diễn ra với kết quả hiện tại liệu có đạt mục tiêu đề ra không? Từ đó, cho ra kết quả phân tích chênh lệch giữa mục tiêu đã đặt ra với hoạt động thực hiện.
Phân tích GAP: Được sử dụng để xác định các trạng thái giữa tiêu chuẩn kiểm soát và kết quả đạt được trong thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ. Kết quả của phương pháp phân tích tương quan giữa tiêu chuẩn kiểm soát và kết quả thực hiện mang lại. Từ đó giúp cho lãnh đạo DN để thấy được thực trạng thực hiện trong DN. Kết quả phân tích có 3 dạng có thể xuất hiện là:
Dạng 1: Toàn bộ kết quả thực hiện vượt qua các chỉ tiêu kiểm soát đặt ra.
Dạng 2: Kết quả thực hiện đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm soát đặt ra. Mức cân bằng này là cân bằng động.
Dạng 3: Kết quả thực hiện chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kiểm soát đặt ra. Lãnh đạo DN, bộ phận đảm trách thực hiện cần làm rõ khoảng cách chênh lệch giữa tiêu chuẩn kiểm soát và kết quả đạt được để làm rõ những nội dung này nội dung nào chưa đạt yêu cầu và những nội dung nào đã gần chạm đích là cơ sở phân tích và đi tới kết luận về hành động khắc phục điều chỉnh thực hiện phù hợp.
Thực hiện các hành động khắc phục và ngăn ngừa trong các DN may để điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch giữa kết quả thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ so với mục tiêu, kế hoạch. Quá trình điều chỉnh cần phải tuân thủ các nguyên tắc: đảm bảo tính thiết thực, điều chỉnh đúng mức độ, tránh tùy tiện, tính tới hậu quả, đảm bảo tính kịp thời và kết hợp các loại điều chỉnh nếu cần. Bên cạnh đó, cần xây dựng một chương trình khắc phục và ngăn ngừa với các câu hỏi:
Chung quy lại, quyết định khắc phục và ngăn ngừa cũng là một dạng quyết định thường xuyên xảy ra trong thực hiện. Đôi khi chỉ một quyết định nhỏ nhưng kịp thời không những ngăn ngừa được những sai lệch mà quá trình thực hiện một kết quả cao hơn kỳ vọng đặt ra. Thông thường, có bốn loại điều chỉnh trong thực hiện: điều chỉnh mục tiêu thực hiện; điều chỉnh chương trình hành động thực hiện; tiến hành những hành động dự báo trong thực hiện và không hành động gì cả. Quá trình khắc phục và ngăn ngừa có thể dẫn đến một số thay đổi chẳng hạn như: có thể điều chỉnh sai lệch thông qua chức năng tổ chức phân công lại công việc trong thực hiện hoặc là tăng cường công tác đào tạo đội ngũ nhân lực đảm trách thực hiện, bồi dưỡng cho NLĐ hoặc là cách chức những người có những sai phạm nghiêm trọng.
Kết quả thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ thường được xây dựng trong Báo cáo phát triển bền vững hoặc Báo cáo TNXH của DN. Các bản báo cáo này được coi là công cụ để đo lường, ghi nhận và công bố các mục tiêu, trách nhiệm của DN hướng tới phát triển bền vững. Bởi bên cạnh những thông tin về tài chính, thông tin về hoạt động của DN trên khía cạnh lao động, môi trường, xã hội ngày càng được quan tâm. Những bản báo cáo này là một công cụ mới, giúp DN tổ chức và công bố thông tin về hoạt động mang tính bền vững về thực hiện TNXH nói chung và thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ nói riêng theo cách tương tự như báo cáo tài chính.
Thống kê của Hội đồng DN vì sự phát triển bền vững Thế giới (2017) cho thấy: “đã có trên 900 DN từ 65 quốc gia tham gia lập báo cáo phát triển bền vững. Trong đó, các nước có số DN tham gia lập báo cáo bền vững nhiều nhất là Australia, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Mỹ. Có trên 32 quốc gia đưa ra quy định pháp lý về báo cáo phát triển bền vững, trong đó 65% là quy định mang tính bắt buộc”.
Các bước sau đây có thể hỗ trợ DN xây dựng hệ thống báo cáo bền vững:
Bước 1: Xác định tầm nhìn và cam kết của DN đối với hiệu quả hoạt động phát triển bền vững và báo cáo bền vững.
Bước 2: Thành lập nhóm công tác để chuẩn bị cho báo cáo bền vững. Bước 3: Phân tích vị thế hiện tại của DN trong hành trình phát triển bền vững. Bước 4: Tham vấn các bên liên quan.
Bước 5: Xác định các vấn đề quan trọng nhất cần báo cáo. Bước 6: Lập kế hoạch cho quá trình thu thập dữ liệu.
Bước 7: Tổng hợp bản báo cáo.
Truyền thông kết quả TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ thông qua Báo cáo phát triển bền vững ví dụ như Báo cáo phát triển bền vững của Vinamilk năm 2017 (xem Hình 6 – phụ lục 07) hoặc Báo cáo TNXH bằng các kênh truyền thông như trên các chuyên san về TNXH, trên bảng tin nội bộ, hệ thống mạng nội bộ, email… Hoạt động truyền thông kết quả thực hiện có tốt hay không phụ thuộc vào chất lượng báo cáo bền vững hay báo cáo TNXH. Điều này cũng giúp khách hàng, các nhà đầu tư và các bên liên quan khác hiểu rõ định hướng mà DN đang theo đuổi và khả năng DN đạt được mục tiêu trong kinh doanh.
Để lại một bình luận