CMCN 4.0 với nhiều công nghệ đột phá mang tính sáng tạo đang loại bỏ dần ưu thế của kinh nghiệm, phương thức quản trị cũ và mô hình kinh doanh cũ đòi hỏi Việt Nam phải chủ động trong hội nhập và có những chuyển biến to lớn trên thị trường lao động để có cơ hội phát triển nhanh, bền vững, tạo dựng được môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và cải thiện kỹ năng cũng như tính năng động tham gia di chuyển trên thị trường.
Bên cạnh cơ hội phát triển, Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam và một trong những thách thức lớn là chuyển dịch, thay thế lao động, nhất là trong các ngành sử dụng nhiều lao động do tác động của tự động hóa sâu rộng, tái cơ cấu ngành nghề và thay đổi mô hình sản xuất, kinh doanh. Trong số những lựa
chọn trong bối cảnh mới, giáo dục, đào tạo kỹ năng, việc làm, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 là những yêu cầu quan trọng nhất vì thành công trong CMCN 4.0 phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhân lực và trí tuệ con người.
Để đổi mới mô hình tăng trưởng, rất nhiều biện pháp cần phải thực hiện, bao gồm việc xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ cho nền kinh tế số, các mô hình sản xuất và dịch vụ thông minh; đồng thời phải thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về quản trị công quốc gia và phát triển các mô hình sản xuất, dịch vụ thông minh; phát triển cơ sở hạ tầng kết nối số; đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao; cải cách hành chính; nâng cao năng lực cạnh tranh… Khoa học, công nghệ cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao phải thực sự trở thành đột phá chiến lược, là đòn bẩy của tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.
Đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam cần tiếp cận theo hướng Việt Nam từng bước chuyển dịch sang các ngành công nghệ cao, sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao, kéo theo việc nâng cao tính năng động sáng tạo của người lao động và tham gia di chuyển lao động kỹ năng để Việt Nam tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị khu vực và quốc tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tiếp cận cuộc CMCN 4.0
Với cách tiếp cận này, các xu hướng siêu tự động hóa và sự tham gia của các robot thông minh, thế hệ mới, có khả năng tùy chỉnh cao sẽ có những tác động lớn trong việc thay đổi mô hình tổ chức sản xuất của các ngành của Việt Nam trong thời gian tới. Trong bối cảnh CMCN 4.0, mô hình tăng trưởng và hội nhập của Việt Nam, để tạo điều kiện cho nâng cao hiệu quả thị trường lao động nói chung và chủ động tham gia di chuyển lao động kỹ năng nói riêng trong ASEAN cần tác động cụ thể lên ba nhóm ngành chính theo xu hướng:
+ Ngành sản xuất công nghệ thấp (hàng hoá tiêu dung cuối cùng hoặc nguyên liệu đầu vào), là các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giầy là những ngành dễ bị thay thế bởi rô-bốt và các nhà máy thông minh: tập trung dần vào cải tiến công nghệ và nâng cao chất lượng lao động, chuyển đổi và đào tạo lại nghề.
Thông qua đổi mới mô hình tăng trưởng, LLLĐ trong nước cũng sẽ được di chuyển sang cơ cấu nhiều lao động kỹ năng, lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong những ngành nghề mới của CMCN 4.0, kéo theo cả hệ thống giáo dục và dạy nghề cũng chuyển dịch và do đó, tạo sức cạnh tranh cho thị trường lao động nói chung cũng như di chuyển lao động kỹ năng trên thị trường lao động ASEAN nói riêng, phù hợp với nhu cầu phát triển của các nước trong thời gian tới.
Để lại một bình luận