Một trong các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát trong chiến lược phát triển đất nước 20 năm, giai đoạn 2000-2020 thể hiện trong Nghị quyết Đại hội lần thứ X, XI, XII của Đảng là: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội” và coi đây là một trong 3 đột phá cho sự phát triển hay nói khác đi chính sách hỗ trợ đào tạo, phát triển nhân lực cho các doanh nghiệp là một trong những vấn đề đặt ra với cả Chính phủ Trung ương cũng như các địa phương.
Mục tiêu chính sách nhằm hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho các doanh nghiệp thông qua hệ thống đào tạo tập trung từ các trường cũng như hoạt động đào tạo lại, đào tạo bổ sung của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp.
Bằng các chính sách của Trung ương giai đoạn 2005-2015 chính phủ đã xây dựng và ban hành chiến lược nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế – xã hội, CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; hình thành khung pháp lý và cơ chế cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24- 10-2014 của Chính phủ về đổi mới công tác đào tạo, các Quyết định Số: 579/QĐ- TTg, Phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Quyết định Số: 99/QĐ-TTg Phê duyệt đề án “ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020”. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), giai đoạn 2013-2017 chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đã được nâng lên và từng bước hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng. Cùng với việc thực hiện các chính sách của chính phủ, UBND thành phố cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp địa phương trong đào tạo nhân lực.
Để lại một bình luận