Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về định nghĩa TTX. Khái niệm TTX được nhiều tổ chức đưa ra. Một số định nghĩa điển hình về TTX như Bảng 1.1:
Từ các định nghĩa trên, có thể thấy rằng định nghĩa TTX của OECD, WB, UNESCAP nhấn mạnh theo bền vững ở khía cạnh kinh tế và môi trường nhưng không đề cập đến khía cạnh xã hội của PTBV. Theo OECD và WB tăng trưởng xanh không thay thế PTBV, mà là một phần của PTBV. UNEP có quan điểm khác về TTX là đề cập đến phúc lợi con người và công bằng xã hội. Mặc dù các tổ chức định nghĩa TTX khác nhau, tuy nhiên các tổ chức đều xem TTX là một chiến lược quan trọng để đạt được PTBV.
Một số thuật ngữ liên quan
Mô hình kinh doanh xanh là mô hình kinh doanh khuyến khích sự phát triển của sản phẩm dịch vụ (các hệ thống) mang lại lợi ích về môi trường, giảm sử dụng nguồn lực và chất thải và khả thi về mặt kinh tế [42]. Mô hình kinh doanh xanh có sự cải tiến đáng kể trong việc cải thiện môi trường liên quan đến toàn bộ hệ thống chuỗi giá trị so với mô hình kinh doanh truyền thống. Sự cải tiến này liên quan trực tiếp đến mô hình kinh doanh thông qua thiết kế và định hình lại các yếu tố của mô hình kinh doanh [38]. Điểm khác biệt của mô hình kinh doanh xanh so với mô hình kinh doanh truyền thống là việc tạo ra lợi ích về kinh tế và môi trường cho cả nhà cung cấp và khách hàng và mô hình kinh doanh xanh có tác động đến môi trường thấp hơn mô hình kinh doanh truyền thống. Các mô hình kinh doanh xanh có thể chia làm hai loại chính [43]: mô hình dịch vụ là mô hình kinh doanh mà thu nhập của công ty xuất phát từ việc thực hiện các dịch vụ về tiết kiệm. Mô hình vòng đời là mô hình kinh doanh mà thu nhập của công ty nhận được thông qua việc quản lý tốt vòng đời của sản phẩm dịch vụ. Theo Jing H & Jiang B.S (2013) mô hình kinh doanh xanh gồm 4 khía cạnh: logic cốt lõi; 2 sự chuyển đổi; 3 trụ cột (kinh tế, môi trường và lợi ích xã hội); và 4 giao diện.
Công nghệ xanh là công nghệ phát triển, áp dụng sản phẩm, trang bị và những hệ thống được dùng để bảo tồn môi trường và tài nguyên, giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động của con người.
Sản phẩm xanh là không độc hại, sử dụng năng lượng và nước hiệu quả, và vô hại đối với môi trường.
Việc làm xanh là những công việc trong nông nghiệp, sản xuất, nghiên cứu và phát triển, hoạt động hành chính, và dịch vụ đóng góp đáng kể để bảo tồn, khôi phục lại chất lượng môi trường.
Sản xuất xanh được định nghĩa bởi nhiều tác giả, những định nghĩa tuy có những điểm chung nhưng có một số điểm khác nhau từ định nghĩa này qua định nghĩa khác. Một số định nghĩa về sản xuất xanh được chỉ ra trong Bảng 1.2:
Để lại một bình luận