Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố, có thể yếu tố xuất phát từ nước tiếp nhận vốn ODA hoặc đến từ bên tài trợ, có thể là yếu tố vĩ mô hoặc vi mô. Trong luận án này, tác giả tập trung vào phân tích những yếu tố vĩ mô xuất phát từ nước tiếp nhận nguồn vốn ODA bao gồm: mức độ quản trị công của Chính phủ, mức độ quản trị tham nhũng của Chính phủ, điều kiện và năng lực hấp thụ vốn của quốc gia.
Mức độ quản trị công của Chính phủ
Hệ thống điều hành quản trị công của Chính phủ liên quan đến nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) bao gồm: các luật, các văn bản quy phạm hướng dẫn luật, các quy định quy chế về thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật, chính sách điều hành về nguồn vốn ODA lại có liên quan đến các luật định khác như: ngân sách nhà nước, luật đầu tư, luật quản lý nợ công và luật ký kết. Ngoài hệ thống pháp luật, chính sách về nguồn vốn ODA còn phải xem xét đến thủ tục hành chính trong công tác thực hiện và quản lý các chương trình, dự án ODA. Hệ thống pháp luật, chính sách và thủ tục hành chính là hai nội dung quan trọng trong điều hành quản trị công của Chính phủ liên quan đến nguồn vốn ODA. Hệ thống pháp luật, chính sách của Chính phủ tạo nên khuôn khổ tổng thể cho quá trình tiếp nhận, sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA, định hướng chiến lược lĩnh vực, chương trình dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA, vì vậy, chính sách điều hành có ảnh hưởng trước hết đến hiệu quả nguồn vốn ODA. Cùng với hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến nguồn vốn ODA thì các quy định, thủ tục hành chính công ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải ngân và quá trình thực hiện các chương trình dự án ODA. Nguồn vốn ODA thường được phân cấp tách biệt giữa các cơ quan tiếp nhận nguồn vốn, cơ quan quản lý và cơ quan thực hiện chương trình dự án ODA, do đó để rút được vốn ODA và đúng tiến độ giải ngân thì phải hoàn tất đầy đủ các hồ sơ, thủ tục theo quy định quản lý rút vốn, công tác đấu thầu, phê duyệt chương trình, dự án ODA. Như vậy, thủ tục hành chính công ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Chính phủ điều hành quản trị công tốt được thể hiện cụ thể bằng hệ thống chính sách, pháp luật rõ ràng, công khai minh bạch, thủ tục hành chính và bộ máy quản lý đơn giản gọn nhẹ, từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình dự án sử dụng vốn ODA góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn ODA.
Chất lượng quản trị công
Một số nghiên cứu trƣớc đây đã sử dụng các chỉ số khác nhau để đo lường chất lượng quản trị công, những chỉ số dùng để đo lường chất lượng quản trị công phổ biến nhƣ là: Chỉ số quản trị toàn cầu – hiệu quả Chính phủ (WGI-GE), chỉ số chất lượng bộ máy Chính phủ (ICRG), chỉ số trách nhiệm giải trình tài chính và chi tiêu công (PEFA).
Chỉ số quản trị toàn cầu – hiệu quả Chính phủ (WGI-GE, World Governance Indicators-Government effective) của các nhà nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) xây dựng vào cuối những năm 1990. Chỉ số hiệu quả Chính phủ đo lường cảm nhận chất lƣợng của dịch vụ công, chất lƣợng của các dịch vụ công ích, mức độ chính xác và thực thi của chính sách Nhà nƣớc, mức độ tin cậy của những cam kết Chính phủ. Chỉ số hiệu quả Chính phủ WGI-GE có thang đo từ -2,5 đến 2,5 tương ứng với mức độ chất lượng hiệu quả Chính phủ từ yếu kém đến rất tốt.
Chỉ số chất lượng bộ máy Chính phủ của Tổ chức Hướng dẫn Quốc tế về Rủi ro Quốc gia (ICRG – International Country Risk Guide). Chỉ số ICRG được cấu thành gồm 22 biến số chia thành 3 nhóm rủi ro: chính trị, tài chính và kinh tế. Mỗi nhóm sẽ có một chỉ số riêng: rủi ro chính trị thang điểm là 100, rủi ro tài chính và rủi ro kinh tế thì thang điểm là 50. Chỉ số tổng hợp ICRG có thang điểm từ 0 đến 100, quốc gia xếp vào loại rủi ro thấp có điểm từ 80 đến 100, quốc gia xếp vào loại rủi ro cao có điểm từ 0 đến 49,9 (Llewellyn D. Howell, 2001).
Chỉ số trách nhiệm giải trình tài chính và chi tiêu công (PEFA – Public Expenditure and Financial Accountability), đây là chỉ số do tổ chức phi chính phủ quốc tế bắt đầu xây dựng từ năm 2001 nhằm thúc đẩy Chính phủ các quốc gia hướng tới trách nhiệm giải trình và tính minh bạch lớn hơn trong quản trị công. Chỉ số PEFA xác định 7 trụ cột hiệu quả trong hệ thống quản trị công, theo đó các trụ cột này xác định những yếu tố chính của hệ thống quản lý tài chính công bao gồm:
(i) độ tin cậy ngân sách, (ii) tính minh bạch tài chính công, (iii) quản lý tài sản và nợ phải trả, (iv) chính sách dựa trên chiến lược tài chính và kế hoạch ngân sách, (v) khả năng dự báo và kiểm soát thực hiện ngân sách, (vi) hạch toán và báo cáo, (vii) giám sát bên ngoài và kiểm toán. Kết quả chỉ số PEFA là một phương pháp hữu ích đánh giá mức độ quản trị công của một quốc gia.
Để lại một bình luận