Một là, về trình độ phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và sự phát triển của các thị trường bộ phận trên thị trường tài chính:
Trình độ phát triển TTTT nói riêng và thị trường tài chính nói chung có sự khác nhau ở mỗi quốc gia. Ở Châu Á (Trung Quốc, Thái Lan), TTTT đã được cải thiện đáng kể cả về chiều sâu và chiều rộng trong suốt thập kỷ qua, tuy nhiên, nếu so sánh về mức độ hội nhập chặt chẽ với với các thị trường tài chính quốc tế và sự tham gia của các nhà đầu tư và người đi vay nước ngoài của các thị trường tại Mỹ thì vẫn còn nhiều hạn chế. Hoạt động thị trường liên ngân hàng ở những nước này hầu như chỉ tập trung phát triển ở nhóm cho vay, gửi tiền tiền truyền thống, thị trường repo, thị trường phái sinh chưa thực sự phát triển kém. Tại Mỹ, thị trường liên ngân hàng diễn ra sôi động ở tất cả các phân khúc và đặc biệt bên cạnh hoạt động của phân khúc cho vay, gửi tiền liên ngân hàng truyền thống, các hoạt động repo và phái sinh cũng rất phát triển.
Hai là, khuôn khổ pháp lý và hành lang pháp lý hỗ trợ đóng vai trò quan trọng hỗ trợ sự phát triển của TTTT.
Ba là, cần xây dựng được cơ chế cho thị trường hoạt động hiệu quả; trong đó dù ở trình độ phát triển nào, NHTW đều đóng vai trò chủ chốt trong việc quản lý, giám sát, duy trì kỷ luật thị trường nhằm hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của TTTT.
Bốn là chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển thị trường, đặc biệt là hệ thống thanh toán quốc gia, đảm bảo sự kết nối, vận hành thông suốt với các hệ thống thanh toán khác trong nền kinh tế.
Năm là,về năng lực của từng định chế tài chính và của toàn hệ thống: trong mọi trường hợp, nếu hệ thống ngân hàng nằm trong tình trạng kém phát triển và các tiêu chuẩn trong nước liên quan đến các quy định về an toàn, giám sát còn yếu kém thì sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, hệ thống tài chính nói riêng, trong đó có TTTT. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, sự phát triển của TTTT đặt trong mối quan hệ với việc cải cách thị trường tài chính ngân hàng là điều kiện để cả hai thị trường cùng phát triển. Do đó, việc phát triển TTTT ở Việt Nam cũng cần được đặt trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế (trong đó có tái cơ cấu thị trường tài chính và tái cơ cấu hệ thống các TCTD), đảm bảo sự phát triển hài hòa, đồng bộ giữa các thị trường.
Để lại một bình luận