Dịch vụ nhận tiền gửi/huy động vốn
Là hoạt động cơ bản của NHTM. Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ ngƣời có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi cho khách hàng đúng hạn. Với hoạt động HĐV, các NHTM đƣợc phép sử dụng tất cả các công cụ và phƣơng pháp khác nhau để huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế.
Trên bảng cân đối kế toán của NHTM, bên tài sản nợ có 3 mục chính gồm: vốn huy động, vốn vay và vốn tự có. Trong đó thì vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất, có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Nó cũng là một tiêu chí để đánh giá uy tín, độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng.
Dịch vụ nhận tiền gửi của NHTM được thực hiện dƣới các hình thức sau:
a. Nhận tiền gửi (nhận ký thác):
Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế bằng VNĐ và bằng ngoại tệ
Nhận tiền gửi của cá nhân, các tổ chức đoàn thể xã hội bằng VNĐ và bằng ngoại tệ
Nhận tiền gửi của các TCTD bằng VNĐ và bằng ngoại tệ Các hình thức huy động khác
b. Phát hành chứng từ có giá để huy động vốn
c. Vay các tổ chức tín dụng khác
d. Vay Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam [7, tr 21].
1.1.2.2. Dịch vụ tín dụng
Là nghiệp vụ kinh doanh truyền thống của NHTM . Là hình thức trong đó ngân hàng cung cấp cho khách hàng vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích nhất định và có cam kết hoàn trả gốc, lãi vào thời gian nhất định.
a. Cho vay trực tiếp (Direct Loans)
Theo tính chất: Cho vay sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế; Cho vay tiêu dùng đối với cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức đoàn thể xã hội.
Theo thời hạn: Cho vay ngắn hạn với thời hạn từ một năm trở xuống; Cho vay trung hạn với thời hạn từ trên một năm đến 5 năm; Cho vay dài hạn với thời hạn trên 5 năm.
b. Cho vay gián tiếp (Indirect Loans): Chiết khấu chứng từ có giá (Discounting); Bao thanh toán (Factoring).
c. Hình thức cho vay khác: Thấu chi; Cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng.
d. Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng (Bank Guarantee).
Ngân hàng bằng uy tín có thể đứng ra bảo lãnh cho khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức) khi khách hàng tham gia vào các giao dịch kinh tế.
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Các ngân hàng thường thực hiện các loại bảo lãnh chủ yếu là bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh mua thiết bị trả chậm, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn trong nước và ngoài nước, bảo lãnh phát hành trên thị trường chứng khoán.
Dịch vụ thanh toán
Thanh toán qua ngân hàng là việc chi trả tiền hàng hóa, DV và các khoản thanh toán khác giữa các tác nhân trong nước và quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng.
Hoạt động thanh toán là một hoạt động dịch vụ quan trọng của NHTM. Vì nó là một trong những nhân tố quan trọng giúp cho ngân hàng tiếp cận được với khách hàng nhất là trong thời đại ngày nay việc thanh toán không dùng tiền mặt với những ưu điểm nổi trội đã được xã hội tin dùng. Đồng thời phí DV thanh toán cũng là một khoả n thu rất đáng kể đối với NHTM.
Căn cứ vào đối tượng thanh toán mà có thể phân chia thành dịch vụ thanh toán trong nước hay dịch vụ thanh toán quốc tế.
Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ
Các hình thức chủ yếu của giao dịch kinh doanh ngoại tệ thường là:
Giao dịch mua bán trao ngay (Spot Orperationns); Giao dịch mua bán có kỳ hạn (Forward Orperationns); Giao dịch quyền chọn (Option Orperationns); Giao dịch hợp đồng tương lai (Future Orperationns); Giao dịch hoán đổi tiền tệ (Swap Orperationns); Giao dịch hoán đổi lãi suất.
Hoán đổi lãi suất bao gồm 2 loại giao dịch cơ bản:
Giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo (Cross Currency Swap); Giao dịch hoán đổi lãi suất một đồng tiền (Interest Rate Swap).
Để lại một bình luận