– Một là, đối với vấn đề xuất xứ. Doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu biết rõ ràng về vấn đề này. Do vậy, doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực hiểu biết và nắm bắt được thông tin cũng như lập kế hoạch trong việc điều chỉnh chuỗi cung ứng, các nguyên vật liệu, phụ liệu đầu vào cho quá trình sản xuất nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng quy định về quy tắc xuất xứ, nhờ vậy mới có thể tận dụng được ưu đãi về thuế quan khi EVFTA có hiệu lực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn, chất lượng và nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam để tránh bị những vụ kiện phòng vệ thương mại. Cụ thể , doanh nghiệp cần có những bộ nguyên tắc sản xuất, tiêu chuẩn của tất cả quá trình từ sản phẩm đầu vào đến sản phẩm đầu ra. Lưu trữ hồ sơ sản phẩm cẩn thận vì EU yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời, các doanh nghiệp nên chú trọng trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại của EU và chuẩn bị nguồn lực, các biện pháp ứng phó kịp thời với các nguy cơ bị áp dụng phòng vệ thương mại có thể xảy ra.
– Hai là, doanh nghiệp cần học hỏi, trang bị thêm các kiến thức, tham gia các khóa tập huấn để hiểu và nắm rõ các rào cản cũng như nâng cao kỹ năng đối phó với các rào cản đối với từng loại hàng chế biến trên từng thị trường mà doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu. Đồng thời, thiết lập quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp trong nước với cộng đồng người Việt tại EU và chú trọng nhiều tới nguồn nhân lực để nâng cao khả năng xử lý các rủi ro gặp phải trong giao dịch thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp sản xuất hàng chế biến cần có tư duy chiến lược và tầm nhìn dài hạn, tránh tư duy chộp giật, ngắn hạn để xây dựng định hướng kinh doanh trên thị trường EU, chấp nhận sự cạnh tranh trên mọi phân đoạn thị trường.
– Ba là, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ, nghiên cứu kỹ về môi trường thể chế của EU bao gồm những quy định, quy tắc, hệ thống pháp luật, khả năng ki m soát tham nhũng, sự ổn định chính trị khi xuất khẩu hàng chế biến sang thị trường này để có phản ứng linh hoạt, kịp thời và định hướng, chiến lược xuất khẩu phù hợp nhằm giảm thiểu những nguy cơ rủi ro, tăng cường hoạt động xuất khẩu.
– Bổn là, các nước thành viên EU áp dụng chính sách thương mại chung nhưng mỗi nước lại có những sự khác biệt riêng về vị trí địa lý, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu với Việt Nam. Vì vậy, khi xuất khẩu các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thông tin mỗi thị trường, đặc biệt là các tiêu chuẩn chất lượng áp dụng đối với hàng chế biến để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất trong xuất khẩu. Hiện quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU ngày càng phát triển nhưng Việt Nam mới chỉ chú trọng vào một số thị trường lớn, quen thuộc tại EU như Pháp, Đức, Italy, Hà Lan. Do vậy, Việt Nam cần hướng tới xuất khẩu hàng chế biến nhiều hơn nữa vào các thị trường khác của EU bởi tiềm năng xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường đó vẫn còn rất lớn.
– Năm là, việc Anh rời khỏi EU (Brexit) kéo theo một số hệ lụy tiêu cực về mặt kinh tế, gây ảnh hưởng xấu đối với nền kinh tế toàn cầu. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu sang EU qua thị trường Anh cần phải theo dõi sát sao diễn biến và nắm bắt tình hình, lên kế hoạch xây dựng các biện pháp thích hợp để đối phó kịp thời với các trường hợp xấu xảy ra.
Để lại một bình luận