Khai trương và đưa vào vận hành HSTC, một hình thức sơ khai của VSE, với mục tiêu thí điểm và tập dợt để đúc rút kinh nghiệm chỉ là bước khởi đầu trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta. Kinh nghiệm của các thị trường mới nổi chỉ rõ ràng, từ khi thành lập Sở giao dịch chứng khoán đến khi thị trường chứng khoáng chính thức xác lập được vị trí của mình trong nền kinh tế cũng phải mất vài chục năm. Trong điều kiện xuất phát điểm của nền kinh tế vẫn còn quá thấp, cấu trúc và các nền tảng cơ bản của nền kinh tế thị trường nay đã được xác lập nhưng vẫn chưa hoàn thiện, việc duy trì, phát triển và hoàn thiện thị trường càng khó khăn và phức tạp. Vì vậy, để bảo đảm thị trường hoạt động thông suốt, phát triển vững chắc, việc nhận diện tình hình, lường đón các khó khăn và cách thức để chọn ra các khó khăn và cách thức để chọn ra các giải pháp thích hợp trong giai đoạn “hậu khai trương” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Hình thành và phát triển trong một chiều dài lịch sử trên bốn năm, thị trường chứng khoán là một thực thể tài chính tồn tại phổ biến trong hầu hết ở nền kinh tế cuả các quốc gia. Ở nước ta, trong bước chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, dù mới mẻ và hết sức phức tạp, vấn đề thiết lập thị trường chứng khoán đã và đang là một trong những tiêu điểm thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế. Đến nay, theo nhận định của nhiều nhà kinh tế, không còn nghi ngờ gì nữa, thị trường chứng khoán là “chiếc chìa khoá vàng” giúp giải quyết một cách hữu hiệu vấn đề huy động vốn dài hạn tài trợ cho hàng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, trên phương diện tài chính và kinh tế, nếu như không có gì cần phải để bàn cãi về sự cần thiết và tính tất yếu của việc hình thành một thị trường chứng khoán cho nền kinh tế ở nước ta thì vấn đề thời điểm nào thích hợp để thị trường chứng khoán có thể ra đời, hoạt động được và hoạt động có hiệu quả là vấn đề vẫn còn có quan điểm chưa thống nhất.
Tiếp cận vấn đề một cách thận trọng, quan điểm thứ nhất cho rằng, với điều kiện hiện nay ở nước ta, chưa nên hình thành thị trường chứng khoán ngay trong giai đoạn đầu phát triển và chỉ nên xây dựng thị trường chứng khoán sau khi thiết lập một hệ thống ngân hàng đủ mạnh. Tính chất thuyết phục của một số luận cứ của luận điểm này cũng đáng để chúng ta suy ngẫm:
-Thứ nhất, trong khi chúng ta còn mãi loay hoay triển khai và triển khai cũng chưa có hiệu quả mấy việc dựa vào cuộc sống các công cụ tín dụng và các công cụ tài chính dù ở dạng hết sức cổ điển như thẻ tín dụng, sec cá nhân, thì làm sao có thể hình thành được một thị trường chứng khoán nếu công chúng – những đối tượng chủ yếu mà thị trường chứng khoán nhằm vào để phục vụ – lại có ít kiến thức và kinh nghiệm về các công cụ có tính chất mới mẻ, cao cấp hơn là cổ phiếu và trái phiếu, những sản phẩm cơ bản của thị trường chứng khoán?. Lý giải rằng, trong mô hình giao dịch thử nghiệm vừa qua, sức cầu chứng khoán quá mạnh do đã có nhiều nhà đầu tư tham gia giao dịch cũng chưa có đủ sức thuyết phục. Với tổng số tài khoản trên có (đến cuối 12/2001) là khoảng 7.000, số nhà đầu tư cá nhân vẫn còn chiếm một tỷ lệ quá nhỏ trong tổng số 80 triệu dân hiện có. Mặt khác, cần lưu ý là số tài sản được mở cũng không phản ánh chính xác số lượng nhà đầu tư vì rất nhiều nhà đầu tư mượn tên của nhiều người thân quen để mở nhiều tài khoản tại các công ty chứng khoán với mục đích, trong bất cứ trường hợp nào, cũng có được số bốc thăm trong quá trình nhận lệnh vào hệ thống giao dịch.
-Thứ hai, hoạt động kinh doanh chứng khoán gắn liền với quá trình phân tích những thông tin về khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lại, tình hình tài chính của các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Vậy thì bằng cách nào ở đâu công chúng có thể xác minh tính pháp lý, chất trung thực, độ an toàn của các chứng khoán để công chúng có thể yên tâm “chọn mặt gửi vàng” khi tham gia vai trò chơi kinh doanh chứng khoán?. Rõ ràng là vấn đề này hiện nay chưa được giải quyết một cách triệt để bởi vì, một mặt, khung pháp lý điều chỉnh việc phát hành chứng khoán ra công chúng vẫn còn nhiều khe hở, và mặt khác, hệ thống kế toán, kiểm toán ở Việt Nam cũng còn nhiều bất cập.
-Thứ ba, với yêu cầu bảo vệ vốn đầu tư của công chúng, chỉ có những công ty hoạt động lâu năm và có uy tín mới có đầy đủ các điều kiện để đáp ứng các quy định nghiêm ngặt của việc phát hành chứng khoán ra công chúng. Với hiện trạng các doanh nghiệp quốc doanh và tiến độ thực hiện chương trình cổ phần hoá quá chậm chạp ở nước ta hiện nay, với nhận thức hạn chế về chứng khoán và thị trường chứng khoán liệu rằng sẽ có bao nhiêu doanh nghiệp đáp ứng đủ các yêu cầu về điều kiện tiêu chuẩn phát hành? Con số 6 doanh nghiệp thực hiện niêm yết qua một năm, một lần nữa, lại làm sáng tỏ luận cứ này.
-Thứ tư, để một thị trường chứng khoán hoạt động được và hoạt động có hiệu quả, tất yếu phải có một cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông tiên tiến; một hệ thống xác định chế tài chính, đặc biệt là hệ thống các ngân hàng thương mại đủ mạnh. Chỉ thị riêng yêu cầu này, thị trường chứng khoán ở Việt Nam cũng chưa hội đủ.
Chính vì những lý do nói trên, những người ủng hộ luận điểm trên cho rằng cần phải xây dựng và phát triển một hệ thống ngân hàng vững mạnh tạo điền kiện cho thị trường chứng khoán có thể ra đời và hoạt động có hiệu quả. Chia sẽ quan điểm này, trong một bài phát biểu trước các nhà khoa học Việt Nam, giáo sư Merton H. Miller, một nhà kinh tế học người Mỹ từng đoạt giải Nobel về kinh tế, cũng đã kiến nghị rằng: trước khi tính đến xây dựng một thị trường chứng khoán, cần phải xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động hữu hiệu. Đây cũng là quan điểm của Tiến sỹ Andre Farber, Giáo sư Đại học Tổng hợp Brussels: “Việt Nam nên dành các ưu tiên cho sự phát triển của thị trường tiền tệ thay vì hy vọng quá mức vào thị trường chứng khoán” vì “ không nên định nghĩa thị trường chứng khoán là một sự thay thế cho hệ thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán là sự bổ sung cho nhau và cả hai đều cần phải lành mạnh để hoạt động tốt.
Không đồng tình với quan điểm nói trên, quan điểm thứ hai cho rằng nên phát triển thị trường chứng khoán ngay trong giai đoạn đầu phát triển vì nhiều lý do;
+Thứ nhất, trong khi tìm hiểu và xác định một mô hình thị trường chứng khoán cho phù hợp và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sự ra đời của thị trường chứng khoán chính thức (VSE) thì hiện nay ở Việt Nam, việc hình thành HSTC là bước đi cần thiết để “tạo bước đệm cho việc hình thành VSE sau này.
+Thứ hai, với khả năng thu hút các nguồn vốn bất động đưa vào lưu thông trong dòng chảy kinh tế hữu ích, thị trường chứng khoán cung cấp một nguồn tài trợ phụ thêm ngoài nguồn vốn hoạt động vẫn còn rất hẹp bởi khả năng huy động hạn chế của hệ thống ngân hàng thương mại. Trên khía cạnh này, thị trường chứng khoán có để giải quyết được các mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu hạn chế tín dụng để giảm một áp lực lạm phát và bên kia – nhu cần vốn cho phát triển và tăng trưởng.
+Thứ ba, nếu như đã hình thành thị trường chứng khoán, áp lực gia tăng lạm phát cũng dễ dàng được giảm thiểu bởi việc phát hành các trái phiếu trên thị trường chứng khoán để bù đắp các khoản thâm hụt của ngân sách.
+Thứ tư, một thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả sẽ cho phép gia tăng vốn thông qua việc bán các cổ phần ra cho công chúng ở những doanh nghiệp mới khai trương. Điều này cho phép các công ty cổ phần có thể tồn tại dựa vào nguồn vốn nội bộ và vốn có (cổ phần) mà không phải phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng.
+Thứ năm, nên ưu tiên phát triển thị trường chứng khoán để tạo tiền đề vật chất do quá trình cổ phần hoá, bởi vì nếu không có thị trường chứng khoán, không có thị trường thứ cấp mua bán các chứng khoán đã phát hành thì vốn đầu tư qua cổ phiếu sẽ chết cứng và quá trình phát hành cổ phiếu tất yếu sẽ gặp khó khăn.
+Thứ sáu, xây dựng một thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả cũng là điều kiện để phát triển một hệ thống ngân hàng, bởi vì lịch sử hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng ở Anh và Mỹ cho thấy thị trường chứng khoán thường phát triển nhờ vào sự phát hành tích cực cổ phiếu của ngân hàng trong quá trình hình thành các ngân hàng thương mại cổ phần.
Trong thời đại bùng nổ thông tin và trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như vũ bão trong giai đoạn hiện nay, đương nhiên không thụ động ngồi chờ hàng thế kỷ cho sự hình thành tự nhiên thị trường chứng khoán ở Anh, Mỹ…. Ngược lại, tất nhiên không phải vì Việt Nam đang rất cần sớm có một thị trường chứng khoán để huy động các tiềm lực tài chính có thể huy động mà hình thành nhanh một thị trường chứng khoán trong khi chưa có đủ những cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết. “Thà chậm một chút trong việc hình thành thị trường chứng khoán để bảo đảm rằng, tất cả mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, các chi tiết của cỗ máy đã vào vị trí xuất phát còn hơn là bắt đầu mọi thứ quá sớm. Nếu thị trường chứng khoán bắt đầu hoạt động khi mà rất nhiều các quy định pháp lý chưa đưa vào vị trí thì thị trường chứng khoán sẽ vô tình được coi như là một dạng của đánh bạc”. Trên phương tiện này, có lẽ bài học về một thị trường chứng khoán trống rỗng ở (Ukraina, Liên Xô cũ) vẫn là một bài học không bao giờ cũ đối với tiến trình hình thành và phát triển một thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Để lại một bình luận