Từ năm 2008, UNDP (chương trình của Liên hiệp quốc) đã có dự án khuyến khích thực hiện TNXH đối với NLĐ theo thông lệ kinh doanh tại các DN ở Việt Nam. Một số tổ chức quốc tế khác cũng có những dự án tương tự. Tuy vậy, dường như thực hiện TNXH đối với NLĐ chưa thực sự được quan tâm thỏa đáng về nội dung TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ. Đặc biệt là quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN may còn khá nhạt nhòa nên kết quả thực hiện còn chưa chất lượng, hiệu quả. Trong bối cảnh đó, học hỏi kinh nghiệm của các DN về thực hiện TNXH đối với NLĐ là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn lao đối với các DN may Việt Nam để có một cái nhìn tổng thể, khách quan, đa chiều trong thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN may quốc tế như: Tập đoàn Shenzhou International; Công ty CBC Fashions; Công ty Abu Taher đang dần quan tâm đến phát triển bền vững và thực hiện TNXH đối với NLĐ. Những bài học được rút ra từ các tình huống thực tế đó là:
Thứ nhất: Nội dung TNXH đối với NLĐ của các DN là TNXH đảm bảo quyền, lợi ích cho NLĐ và vấn đề trách nhiệm đảm bảo lợi ích ngày càng có nhiều DN quan tâm. Trong đó các DN đã thực hiện: ký HĐLĐ, tuân thủ thời gian làm việc, trả lương phù hợp với trình độ và kỹ năng, hỗ trợ các cơ hội việc làm bình đẳng, và không phân biệt đối xử, tạo điều kiện làm việc công bằng và duy trì môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, phúc lợi mở rộng. Tuy nhiên, tại Công ty Abu Taher một số TNXH về tăng lương định kỳ, thưởng, trợ cấp chưa được quan tâm, TNXH đảm bảo lợi ích chưa được coi trọng đặc biệt là chưa tạo điều kiện cho Công đoàn cơ sở hoạt động, tham khảo với Công đoàn về đảm bảo lợi ích cho NLĐ.
Thứ hai: Các mục tiêu thực hiện TNXH đối với NLĐ được thiết lập một cách cụ thể, hợp lý, khả thi giúp các DN chủ động trong công tác thực hiện và không bỏ sót các công việc. Các quy định, hướng dẫn thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN đảm bảo tính đồng bộ từ các CoC về lao động như: ISO 26000, SA8000, WRAP, OHSAS 18001… hướng dẫn TNXH tự nguyện (Ấn Độ), hệ thống quản lý TNXH của các DN may (Trung Quốc). Từ đó, có thể bố trí các nguồn lực một cách phù hợp cho tổ chức thực hiện TNXH đối với NLĐ của DN.
Thứ ba: Tổ chức bộ máy chịu trách nhiệm thực hiện TNXH đối với NLĐ một cách bài bản và chuyên nghiệp trong toàn DN. Bộ máy tổ chức thực hiện là ban TNXH đối với NLĐ tại Shenzhou International, là tiểu ban tại CBC Fashions. Các ban, bộ phận này nằm trong ủy ban TNXH chung của toàn DN. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thực hiện TNXH đối với NLĐ được chuyên môn hóa, thực hiện với những trách nhiệm và quyền hạn nhất định nhằm đạt được mục tiêu về thực hiện TNXH đối với NLĐ. Mặc dù vậy, tại Công ty Abu Taher vẫn chưa tổ chức bộ máy thực hiện TNXH đối với NLĐ làm cho toàn bộ quá trình thực hiện TNXH còn gặp nhiều rào cản, vướng mắc.
Thứ tư: Việc đánh giá thực hiện TNXH đối với NLĐ diễn ra một cách thường xuyên, liên tục để đo lường những hoạt động thực hiện diễn ra theo kế hoạch. Trên cơ sở đó phát hiện những khó khăn, trở ngại trong khâu tổ chức thực hiện TNXH đối với NLĐ cũng như có được những biện pháp thích hợp đảm bảo quá trình tổ chức thực hiện TNXH đối với NLĐ thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra.
Thứ năm: Các DN áp dụng chế độ báo cáo về thực hiện TNXH đối với NLĐ cho ủy ban TNXH và các bộ phận liên quan của các DN. Các báo cáo này không chỉ là công cụ cung cấp thông tin cho các đối tượng cần thiết mà còn là phương tiện thông tin để chủ sở hữu, nhà nước, cộng đồng và các bên có liên quan xem xét, tương tác thông tin với hoạt động của DN.
Để lại một bình luận