Chuẩn mực là cách nói chung, thường chia chuẩn mực thành chuẩn mực xã hội và chuẩn mực cá nhân. Tâm lý xã hội học cho rằng sự tương tác xã hội có ảnh hưởng lên hành vi của mỗi cá nhân. Tác động từ những thành viên trong xã hội được gọi là chuẩn mực xã hội. Chuẩn mực xã hội là những quy luật vừa chính thức vừa không chính thức chi phối hành vi của một nhóm người hoặc hành vi của những người trong cùng xã hội nói chung. Kallgren, Reno, và Cialdini lưu ý là chuẩn mực chi phối trong mỗi tình huống xã hội. Do đó, chuẩn mực xã hội có tác động quan trọng lên hành vi trong bất cứ tình huống nào.
Vì chuẩn mực xã hội được giả thuyết là tác động lên hành vi trong nhiều tình huống, chuẩn mực xã hội có thể cũng tác động lên hành vi tuân thủ thuế của cá nhân. Davis, Hecht, và Derkins phát biểu các yếu tố tác động lên hành vi tuân thủ. Alm tìm ra rằng những cá nhân trong xã hội mà có chuẩn mực xã hội về tuân thủ thì có khả năng tuân thủ. Ông lưu ý là mỗi cá nhân mà thấy người khác trốn thuế thì cũng dẫn tới việc họ có khả năng trốn thuế.
Các nghiên cứu trước đây cũng xem chuẩn mực chỉ là một biến đơn. Tuy nhiên, tâm lý xã hội học đề nghị 4 loại chuẩn mực là: (1) chuẩn mực cá nhân (personal), (2) chuẩn mực mô tả (descriptive), (3) chuẩn mực bắt buộc (injunctive), và (4) chuẩn mực chủ quan (subjective). Những chuẩn mực này khác nhau ở xuất phát điểm và cách thức tác động. Trong khi chuẩn mực xã hội là tác động bên ngoài lên khuynh hướng của cá nhân về giá trị xác định, thì chuẩn mực cá nhân là giá trị bên trong. Điểm cần quan tâm là chuẩn mực cá nhân chịu tác động bởi chuẩn mực xã hội. Đối với việc tuân thủ thuế, khi mà giá trị cá nhân có lẽ không thể thay đổi, thì ta có thể tác động thay đổi việc tuân thủ thuế thông qua việc tác động lên các chuẩn mực xã hội.
Chuẩn mực cá nhân
Chuẩn mực cá nhân là tiêu chuẩn đạo đức của cá nhân và những kỳ vọng về hành vi. Chuẩn mực cá nhân có thể phát triển thông qua quá trình tích lũy (internalization) chuẩn mực xã hội (của 1 nhóm hay của xã hội nói chung) mà cá nhân có thể cảm nhận thấy. Một số chuẩn mực xã hội quan trọng trở thành tiêu chuẩn đạo đức của cá nhân. Khi chuẩn mực cá nhân phản ánh niềm tin của chính cá nhân, điều này sẽ tác động lên hành vi của họ, dĩ nhiên là bao gồm cả hành vi tuân thủ thuế. Từ đó, NCS đưa ra giả thuyết kiểm định như sau:
Giả thuyết 9: Chuẩn mực cá nhân về tuân thủ thuế có mối quan hệ tích cực lên dự định tuân thủ thuế.
Chuẩn mực mô tả
Chuẩn mực mô tả là một dạng của chuẩn mực xã hội. Chuẩn mực mô tả được mô tả là cảm nhận về cách thức mà những thành viên của nhóm hoặc của xã hội thật sự cư xử. Những chuẩn mực này tác động lên hành vi của cá nhân trong nhóm hoặc trong xã hội. Chuẩn mực mô tả dựa trên hành vi thật sự của các thành viên trong nhóm (hoặc xã hội) và thỉnh thoảng cũng mâu thuẫn với hành vi mà được nhóm (hoặc xã hội) chấp nhận rộng rãi. Những chuẩn mực xã hội này cung cấp thông tin giúp cá nhân định hướng hành vi trong rất nhiều tình huống.
Chuẩn mực mô tả có thể khuyến khích hành vi tuân thủ với luật thuế hoặc trốn thuế thông qua việc thúc đẩy cá nhân giải thích cho hành vi của họ. Chuẩn mực mô tả có thể cung cấp thông tin về hành vi như là tuân thủ và trốn thuế như thế nào đến mọi người [79]. Giả thuyết kiểm định:
Giả thuyết 10: Chuẩn mực mô tả về tuân thủ thuế có mối quan hệ tích cực lên dự định tuân thủ thuế.
Giả thuyết 11: Chuẩn mực mô tả về tuân thủ thuế có mối quan hệ tích cực lên chuẩn mực cá nhân về tuân thủ thuế.
Chuẩn mực bắt buộc
Chuẩn mực bắt buộc cũng là một loại của chuẩn mực xã hội. Chuẩn mực bắt buộc là cảm nhận về hành vi mà hầu hết mọi người trong nhóm chấp thuận và không chấp thuận. Khác với chuẩn mực mô tả quan tâm tới hành vi mà các thành viên thực sự làm, chuẩn mực bắt buộc chỉ ra cách mà mọi thành viên nên hành động.
Chuẩn mực bắt buộc có thể tác động lên hành vi của rất nhiều tình huống bao gồm tình huống tuân thủ thuế. Bobek, Roberts, và Sweeney kiểm tra riêng rẽ sự tác động của chuẩn mực bắt buộc lên hành vi tuân thủ thuế và phát hiện là nó giúp dự báo hành vi tuân thủ. Do sự mong muốn của cá nhân dựa trên cơ sở chấp thuận của xã hội, giả thuyết kiểm định:
Giả thuyết 12: Chuẩn mực bắt buộc về tuân thủ thuế có mối quan hệ tích cực lên dự định tuân thủ thuế
Giả thuyết 13: Chuẩn mực bắt buộc về tuân thủ thuế có mối quan hệ tích cực lên chuẩn mực cá nhân về tuân thủ thuế.
Chuẩn mực chủ quan
Chuẩn mực chủ quan là một loại của chuẩn mực xã hội. Chuẩn mực chủ quan là cảm nhận về cách mà hầu hết mọi người quan trọng đối với cá nhân có thể hành động. Chuẩn mực chủ quan là một loại cụ thể của chuẩn mực bắt buộc. Trong khi chuẩn mực bắt buộc giải thích xã hội như một tổng thể chấp nhận chung, chuẩn mực chủ quan giải thích những điều mà gần với sự chấp thuận của cá nhân hơn. Chuẩn mực chủ quan thường bắt nguồn từ áp lực từ người thân và bạn bè. Chuẩn mực chủ quan có thể khiến cá nhân tuân thủ hoặc trốn thuế là do sự chấp thuận của nhóm thành viên thân thiết với cá nhân tác động ảnh hưởng. Do đó, giả thuyết kiểm định:
Giả thuyết 14: Chuẩn mực chủ quan về tuân thủ thuế có mối quan hệ tích cực lên dự định tuân thủ thuế
Giả thuyết 15: Chuẩn mực chủ quan về tuân thủ thuế có mối quan hệ tích cực lên chuẩn mực cá nhân về tuân thủ thuế.
Để lại một bình luận